Ở các nước phát triển, biến chứng mắt do bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu. Biến chứng mắt ở bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) làm tổn thương thị giác và gây ra mù lòa ở cả bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) típ1 và bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) típ2.
Biến chứng này thực sự nguy hiểm vì dù đã áp dụng nhiều biện pháp phòng chống, đến nay hiệu quả còn rất khiêm tốn, các bệnh lý về mắt ở bệnh nhân ĐTĐ tiếp tục tăng và tỷ lệ mắc bệnh hàng năm hầu như không giảm.
Bệnh nhân ĐTĐ típ1 trên 5 năm và tất cả bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ típ2 cần phải được khám chuyên khoa mắt và theo dõi định kỳ hàng năm.
Các tổn thương mắt điển hình ở bệnh nhân ĐTĐ bao gồm Phù hoàng điểm có thể gây ra mù cấp tính, xuất tiết, xuất huyết võng mạc hoặc xuất huyết vào thủy tinh thể; glaucome gây nhức mắt, nhức đầu dữ dội, tăng nhãn áp; và đục thủy tinh thể.
Làm thế nào để kiểm soát biến chứng mắt của bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ)
Tất cả các biện pháp để kiểm soát biến chứng mắt đều là nhằm duy trì ổn định mức đường huyết sao cho đường huyết đói (khi chưa ăn) nằm trong khoảng 80-120mg/dl và đường huyết sau 2 giờ ăn nằm trong khoảng 80-150 mg/dl cùng với HbA1C nhỏ hơn 7%
Chú ý: Xác suất xảy ra biến chứng mắt càng cao nếu bệnh nhân bị ĐTĐ có đường huyết đang tăng cao mà bị đưa về đường huyết mục tiêu trong thời gian càng ngắn.
Ngoài ra, phải kiểm soát huyết áp ở mức nhỏ hơn 130/80 mmHg và các mức lipid máu: LDLc nhỏ hơn 100mg/dl (2.6 mmol/l); HDLc lớn hơn 40mg/dl (1.1mmol/l) đối với Nam và lớn hơn 50mg/dl (1.3 mmol/l) đối với Nữ; Triglycerid nhỏ hơn 150 mg/dl (1.7 mmol/l)
Các biện pháp phòng ngừa khác
Sau 5 năm mắc bệnh ĐTĐ tip1 hoặc sau khi phát hiện bệnh ĐTĐ típ 2 phải kiểm tra mắt mỗi năm một lần.
Phải đi khám mắt và báo ngay cho bác sĩ điều trị ngay khi có những thay đổi bất thường ở mắt.
Khi đã có những tổn thương ở mắt cần chú ý đến vấn đề vận động thể lực sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.