Bệnh lý tim mạch

Chẩn đoán và điều trị bệnh xơ vữa động mạch

Chẩn đoán và điều trị bệnh xơ vữa động mạch

Chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch

Dựa vào tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, khám và kết quả các xét nghiệm.

- Bằng ống nghe, bác sĩ có thể nghe thấy âm thổi bất thường ở nhánh động mạch bị hẹp như động mạch cảnh (âm thổi ở cổ), động mạch chủ bụng, động mạch thận (âm thổi ở bụng) hoặc mạch mu chân, mạch chày sau không bắt được hoặc yếu.

- Xét nghiệm máu xác định có mỡ máu có cao hay không (bao gồm 4 loại mỡ máu là cholesterol, LDL, HDL và triglyceride), đường máu, đạm máu.

- ECG (điện tâm đồ): là xét nghiệm đơn giản, không đau, giúp ghi hoạt động điện của tim. Điện tim cho ta biết tim đập thế nào, nhanh hay chậm, đều hay không đều. Ngoài ra, nó còn phát hiện những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim mới hoặc cũ, thiếu máu cơ tim.

- X quang lồng ngực: cho những hình ảnh của những cơ quan trong lồng ngực như tim, phổi, mạch máu. X quang có thể phát hiện những dấu hiệu của tim to.

- Siêu âm tim: cho biết kích thước và hình dạng của tim, c1c buồng tim và van tim. Siêu âm cũng cho biết những vùng tim có bị thiếu máu nuôi hay không, những vùng co cơ bất thường, nhữung tổn thương cũ của cơ tim do thiếu máu nuôi hoặc nhồi máu cơ tim cũ.

- Xét nghiệm gắng sức: gồm đo điện tim khi gắng sức và siêu âm tim khi gắng sức.Bệnh nhân gắng sức trong khi làm xét nghiệm gắng sức sẽ làm cơ tim co bóp nhiều hơn và đập nhanh hơn. Khi làm việc nhiều, tim sẽ cần cung cấp nhiều máu và oxi hơn. Những động mạch nuôi tim bị hẹp do mảng xơ vữa sẽ không thể cung cấp đủ máu cho nhu cầu này của cơ tim, khi đó sẽ xuất hiện:
• Những thay đổi bất thường trên nhịp tim hoặc huyết áp
• Thở ngắn hoặc đau ngực
• Những thay đổi bất thường trên nhịp tim hoặc hoạt động co bóp của tim

- Chụp mạch máu: người ta dùng một ống mỏng, dễ uốn cong gọi là catheter luổn vào trong lòng mạch máu từ cánh tay, bẹn hoặc cổ đi tới nhánh động mạch muốn chụp. Bơm chất cản quang qua catheter vào trong động mạch. Từ hình ảnh x quang cho biết dòng máu đi qua lòng động mạch và hình ảnh bên trong của động mạch:
• Có mảng xơ vữa hay không?
• Mảng xơ vữa có làm hẹp hay tắc động mạch được chụp hay không?

 

Điều trị bệnh xơ vữa đông mạch như thế nào?

Điều trị bệnh xơ vữa động mạch bao gồm thay đổi lối sống, thuốc và phẫu thuật. Mục tiêu điều trị nhằm:
- Làm giảm các triệu chứng
- Giảm các yếu tố nguy cơ để làm chậm hình thành và phát triển các mảng xơ vữa
- Làm thấp nguy cơ hình thành các cục máu đông
- Làm thông động mạch bị tắc hẹp
- Phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến bệnh xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, đột quy, hoại tử chân tay, bệnh thận.

 

1. Thay đổi lối sống:
Đôi khi là trị liệu duy nhất. Thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn khỏe mạnh, họạt động thể lực, duy trì cân nặng lý tưởng, bỏ hút thuốc lá, và giảm căng thẳng.

- Chế độ ăn hợp lý có thể giúp phòng ngừa hoặc làm giảm tăng huyết áp, giảm mỡ máu cao, và duy trì cân nặng lý tưởng.
Nếu bạn có tăng mỡ máu, nên hạn chế ăn chất béo. Lượng chất béo nên dưới 30% tổng nhu cầu năng lượng của cơ thể mỗi ngày. Hạn chế chất béo bão hòa < 7% (là chất béo có nguồn gốc từ mỡ động vật như mỡ heo, mỡ bò, mỡ gà, các loại thịt, sản phẩm từ sữa, sô cô la, thực phẩm đã chế biến và chiên kỹ như khoai tây chiên, mì gói...). Ưu tiên sử dụng dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu mè...). Không ăn các loại da, lòng động vật (lòng heo, lòng gà, lòng vịt...).
Nên ăn những thức ăn có hàm lượng chất xơ hòa tan cao như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây như táo, cam, chuối, lê, mận..., các loại đậu như đậu xanh, đậu Hà lan, đậu lăng....Loại chất xơ này giúp ngừa hấp thu cholesterol từ đưuờng tiêu hóa.
Chế độ ăn giàu trái cây và rau cũng giúp làm tăng những chất làm thấp cholesterol giống như chất xơ hòa tan.
Chế độ ăn tốt cũng bao gồm một số loại cá như cá hồi, cá ngừ (tươi hoặc đóng hộp), cá thu. Đây là nguồn cung cấp omega – 3 dồi dào, là chất bảo vệ tim tránh khỏi những tai biến do cục máu đông và viêm, giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Hãy cố gắng ăn ít nhất hai bữa cá trong một tuần.
Hạn chế ăn mặn, chọn những thực phẩm chế biền không có muối (không ăn các loại mắm, đồ khô như cá khô, thịt muối..., hạn chế sử dụng nước mắm, nước tương để nêm thức ăn hoặc chấm.
Hạn chế uống rượu, bia. Rượu bia có thể gây tăng huyềt áp và trigliceride, và tăng cân (do có năng lượng). Nam không nên uống quá 2 ly rượu vang mỗi ngày (khoảng 30 ml), hoặc 1 lon bia (330 ml).

- Hoạt động thể lực:
Hoạt động thể lực đều đặn có thể làm thấp nhiều yếu tố nguy cơ cùa xơ vữa động mạch như quá cân, mỡ xấu (LDL), tăng huyết áp, giảm nguy cơ bị đái tháo đường và làm tăng mỡ tốt trong máu (HDL).
Tùy theo tình trạng sức khỏe, bệnh tật và sở thích, hãy chọn cho mình một loại hình tập thể dục. Thông thường nhất, bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần.

- Bỏ thuốc lá:
Thuốc lá có hại cho sức khỏe, không chỉ tăng nguy cơ ung thư phổi mà còn làm tăng nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch. Có nhiều cách để bạn có thể bỏ thuốc: giảm dần số điều thuốc bạn hút hàng ngày (như mỗi ngày giảm đi một điếu) hoặc hút nửa điếu thuốc rồi bỏ...hoặc nhai kẹo cao su khi thèm hút thuốc...Những người hút thuốc lá thụ động (là người hít phhải khói thuốc lá của người hút thuốc bên cạnh hoặc xung quanh) cũng có những như nguy cơ tương tự như người hút thuốc lá, do đó cũng cần tránh hít phải khói thuốc lá.

- Duy trì cân năng lý tưởng:
Cân nặng lý tưởng được tính theo chỉ số cân nặng/ chiều cao (hay còn gọi là BMI: Body mass index):
Bình thường BMI từ 19-23 kg/ m2.
Chỉ số này được tính bằng cách lấy chiều cao (tính bằng mét) chia cho cân nặng bình phương.
Ví dụ: nếu bạn cân nặng 52 kg, cao 1. 60 mét, thì BMI của bạn sẽ là:
52 / (1.6 × 1.6) = 52 / 2.56 = 20.35 kg/m2
Như vậy bạn có cân nặng trong giới hạn cho phép. Bạn không quá cân hoặc béo phì.

- Tránh căng thẳng:
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng những cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim thường sau một cú sốc hoặc quá căng thẳng tâm lý, đặc biệt là những cơn giận dữ. Vì vậy, hãy biết cách kiểm soát cơn giận hoặc tình cảm của mình. Ngoài ra, nên tránh những cách giải quyết căng thẳng không tốt cho sức khỏe như ăn nhiều, uống rượu bia, hút thuốc lá...

 

2. Điều trị bằng thuốc:
Để làm chậm diễn tiến của mảng xơ vữa hoặc ngăn chặn hình thành cục máu đông, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc. Hãy tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, uống thuốc đều đặn, không tự ý điều chỉnh hoặc bỏ thuốc.

 

3. Phẫu thuât hoặc phẫu thuật:
Nếu bạn có tình trạng xơ vữa nặng gây hẹp nhiều hoặc một nhánh động mạch, bác sĩ có thể khuyên thực hiện một cuộc phẫu thuật chỉnh hình mạch máu hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch máu hoặc đặt stent nong mạch máu.

Đặt stent động mạch vành

Đặt stent động mạch vành

Pro-life

Sản phẩm khuyên dùng

Pro-life - Viên bổ tim

Công dụng: - Giảm mỡ trong máu.
- Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim.
- Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Dùng cho người bệnh tim mạch, thiếu máu cơ tim (bệnh mạch vành).
Mô tả: Viên thuốc bổ tim Pro-life được sản xuất theo công nghệ chưng cất phân tử (Molecularly Distilled), loại bỏ các độc tố chì và thủy ngân, do đó an toàn khi sử dụng lâu dài. Đồng thời khử mùi tanh, do đókhông gây tác dụng phụ "ợ mùi cá" sau khi uống.
Phối hợp điều trị bằng EPA và DHA và thuốc nhóm statin là một trị liệu an toàn và hiệu quả để làm giảm mỡ máu và tiên lượng bệnh tim mạch. Phối hợp này cho lợi ích vượt trội so với sử dụng đơn lẻ thuốc statin. Trong tương lai, nồng độ DHA và EPA trong máu có thể được dùng để xác định những bệnh nhân thiếu hụt EPA và DHA, từ đó có hướng điều trị cụ thể.

[Xem chi tiết...]


Các bài khác:
BÁC SĨ THÙY LINH
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
090 670 5500

ĐẶT HÀNG - MUA HÀNG
(028) 6684 3862
(028) 38208315
(T2-T6: 8h-17h
T7: 8h-12h)
khuyến mãi mua hàng online
TÌM KIẾM
Tìm nâng cao  
WEB LIÊN KẾT