Đái tháo đường - tiểu đường » Thông tin về Đái Tháo Đường

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường
Đối với người mắc bệnh đái tháo đường vấn đề ăn uống như thế nào đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng và diễn tiến của bệnh. Thực hiện một chế độ dinh dưỡng như thế nào cho phù hợp để bảo đảm sức khỏe và nâng cao chất lượng sống của người bệnh ...

 

Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần, xã hội chứ không phải là một tình trạng không bệnh tật hay không tàn tật (Định nghĩa về sức khỏe của tổ chức y tế thế giới)
          
Trước Công nguyên, Hypocrates đã cho rằng: “ Thức ăn cho người bệnh phải là phương tiện điều trị và các phương tiện điều trị của chúng ta phải là các chất dinh dưỡng”
 
Ở thế kỷ 14, Tuệ Tĩnh trong “ Nam dược thần hiệu” đã chỉ ra là trong 586 vị thuốc thì có 246 loại có nguồn gốc từ thức ăn và gần 50 loại có thể dùng làm đồ uống.
 
Hải Thượng Lãn Ông vào thế kỷ 18 đã viết:
 
"Nên dùng các thứ thức ăn
Thay vào thuốc bổ có phần lợi hơn
Đậu đen trồng được trong vườn
Hà tất phải đợi địa hoàng từ xa"
 
Ngày nay, dinh dưỡng đã trở thành một chuyên ngành quan trọng trong điều trị và chăm sóc sức khỏe.
Mối quan hệ giữa dinh dưỡng – sức khỏe – bệnh tật
Thực vậy, ăn uống là một trong những bản năng quan trọng nhất của con người. Các thành phần quan trọng nhất của thức ăn là protein, lipid, glucid, vitamin, khoáng và nước. Thiếu hoặc thừa các chất này đều có thể làm cơ thể sinh bệnh.
 
Một chế độ ăn cân đối, hợp lý là cần thiết để giúp con người sống khỏe mạnh và sống lâu hơn. Suy cho cùng mục đích của ăn uống hay dinh dưỡng là nhằm duy trì hoạt động của cơ thể; để phòng chống bệnh tật và là thú vui ăn uống của con người.
 
Nguyên tắc ăn uống
 
Xét từ góc độ dinh dưỡng và sức khỏe, ăn uống cần tuân theo các nguyên tắc căn bản: ăn đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lý sao cho không làm tăng đường máu nhiều sau khi ăn, không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn, đủ để duy trì hoạt động thể lực bình thường, duy trì cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng, không làm tăng các yếu tố nguy cơ, đơn giản và không quá đắt tiền.
 
Tất cả các bệnh nhân bị đái tháo đường (ĐTĐ), không kể ĐTĐ típ2 hay típ1 đều phải tuân thủ chế độ ăn giảm glucid.

Dinh dưỡng đủ
 
Năng lượng đủ là khi có một cân nặng hợp lý với chỉ số cân nặng BMI từ 18,5 đến 23
BMI= cân nặng(kg)/chiều cao (m) x chiều cao (m)
Khi BMI thấp tức là cơ thể bị gầy thì phải thêm 500 kcal/ngày để tăng cân, ngược lại khi BMI cao tức là cơ thể bị mập thì phải giảm 500 kcal/ngày để giảm cân.
 
Theo tiêu chuẩn, nhu cầu năng lượng (kcal cho mỗi kg cân nặng mỗi ngày) đối với người không vận động là 25kcal/ kg cân nặng, với lao động trí óc là 30 kcal/ kg cân nặng, lao động tay chân là 35 kcal/ kg cân nặng và với vận động viên là 40 kcal/ kg cân nặng.
Một chế độ dinh dưỡng tối ưu có tỉ lệ các thành phần là chất béo: 20-25%; chất bột đường: 55-60%; chất đạm: 10-15%. Do đó nên ăn đa dạng, chừng mực và dùng thức ăn gần với thiên nhiên
 
Thí dụ về nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn hợp lý
 
Một người cân nặng 60kg, chiều cao 1m63, là lao động trí óc sẽ có chỉ số BMI = 60/ (1,63x1,63) = 22.5. Nhu cầu năng lượng là E = 60x30 = 1800 Kcal/ngày
Theo tỉ lệ tối ưu thì chất bột cần là 55% tương đương 900 kcal hay 4,5 chén cơm trong khi chất béo cần là 25% tương đương 20-30 ml dầu ăn và chất đạm cần là 15-20% tương đương với 50g đạm tức là khoảng 200-250g thịt, cá, trứng, hay đậu, hoặc 100ml sữa có nănglượng khoảng 100 kcal.
Nhớ rằng trong cơm, sữa, trái cây, rau củ… vẫn có chứa chất đạm, chất béo, chất bột.
 
Trường hợp khác
 
Một người cân nặng 70kg, chiều cao 1m52, lao động trí óc. Chỉ số BMI = 70/ (1.52x1.52)=30.3 tức là cao hơn mức bình thường. Cân nặng phù hợp là khoảng từ 46 đến 51kg, do đó nhu cầu năng lượng chỉ là E=50x30=1500 kcal/ngày (thay vì năng lượng tương ứng với số cân hiện tại là 70x30=2100 kcal/ngày). Để giảm cân phải giảm cung cấp năng lượng từ 2100 kcal/ngày xuống còn 1500 kcal/ngày.
 
Số bữa ăn chia làm 6 bữa/ngày
Tiêu chuẩn:
Bữa sáng: 20%
Bữa phụ buổi sáng: 10%
Bữa trưa: 25%
Bữa phụ chiều: 10%
Bữa tối: 25%
Bữa phụ vào buổi tối: 10%
 
Nếu có tiêm insulin, người bệnh phải tính tới thời điểm lượng đường huyết tăng cao sau ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất.
 
Người bệnh đái tháo đường nên ăn uống như thế nào? Các nguyên tắc cần nhớ là
  • Chia nhiều bữa nhỏ
  • Không bỏ bữa
  • Ôn định lượng bột đường 
  • Chọn thức ăn có chỉ số đường huyết thấp 
  • Phù hợp với loại thuốc đang sử dụng
  • Phù hợp với loại hình vận động
  • Hạn chế ăn mỡ động vật
  • Hạn chế muối
  • Ăn nhiều rau xanh
  • Ăn đạm vừa đủ
  • Không nên uống rượu bia mà không ăn
  • Theo dõi đường huyết khi ăn những món ăn lạ hoặc sau khi ăn tiệc.
Chú ý: chất xơ là chất rất cần thiết cho cơ thể, nó là một loại glucid không tiêu hóa có tác dụng giảm cholesterol đặc biệt là triglyceride.
 
Một vài thực đơn tham khảo
 
Thực đơn 1 (60 – 65kg)
 
Sáng 6-7g
Trưa 11-12g
Chiều 18g
Tối 21g
Hủ tiêu thịt heo nạc
Cơm: 1,5 chén
Cơm: 1,5 chén
Sữa bò tươi nhạt
Sữa đậu nành
Sườn nướng
Cá lóc kho tộ
Dưa leo
Rau sống
Canh rau ngót thịt nạc
Canh chua cá
Thanh Long
Sương sâm
 
Thực đơn 2 (60 – 65kg)
 
Sáng 6-7g
Trưa 11g30
Chiều 18g
Tối 21g
Bánh mì ốp la
Cơm: 1,5 chén
Cơm: 1,5 chén
Sữa đậu nành
Sữa không béo không đường
Canh chua thịt bò
Canh cải xanh tép
Đậu hũ chiên
Cá thu chiên
Táo
 
 

 


Các bài khác:
BÁC SĨ THÙY LINH
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
090 670 5500

ĐẶT HÀNG - MUA HÀNG
(028) 6684 3862
(028) 38208315
(T2-T6: 8h-17h
T7: 8h-12h)
khuyến mãi mua hàng online
TÌM KIẾM
Tìm nâng cao  
WEB LIÊN KẾT