![]() |
Những triệu chứng dễ bị bỏ qua, lầm tưởng với bệnh khác
PGS-TS Nguyễn Hoài Nam cho biết, tại Việt Nam, 77,6% các bệnh nhân không biết mình mắc bệnh. Ngoài ra, việc bệnh nhân ngại đi khám, không điều trị hoặc điều trị không đúng cũng làm gia tăng tình trạng mắc bệnh giãn tĩnh mạch hiện nay. Suy tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể, kể cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới, do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều.
Theo ThS-BS Lê Phi Long, suy tĩnh mạch mãn tính làm suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch. Máu ứ đọng lại sẽ gây ra các biến đổi về huyết động và biến dưỡng tại vùng mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, tê, dị cảm, châm chích kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về đêm... Tuy ít gây ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị, bệnh cũng có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, dãn trướng tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối... Do các triệu chứng ban đầu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới cũng thường mờ nhạt và thoáng qua như nặng chân, mỏi chân... làm cho người bệnh thường bỏ qua và không chú ý nhiều. Một số trường hợp lầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp và đi điều trị ở các thầy thuốc về chuyên khoa xương khớp trong một thời gian khá dài. Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng dãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch và có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Nhiều nguy cơ ở phụ nữ mang thai
Qua thực tế khám chữa bệnh, Ths-BS Nguyễn Hoài Thu ghi nhận nữ giới thường bị nhiều hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp. Nguyên nhân của bệnh suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới có khá nhiều như là: yếu tố chủng tộc (người da trắng và người da vàng hay bị hơn người da đen), chế độ làm việc phải đứng hoặc ngồi nhiều, mang thai nhiều lần, sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ, béo phì, chế độ ăn nhiều thịt và ít rau...
Riêng ở phụ nữ mang thai, ở giai đoạn nhẹ thì không ảnh hưởng đến việc mang thai và có con. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn trễ (đã có loét chân, viêm tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch sâu...) thì có thể ảnh hưởng nên cần phải điều trị triệt để trước khi có ý định có thai.
Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, thời gian điều trị khá lâu, có khi phải kéo dài từ 12-18 tháng. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của điều trị, ngoài việc tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của thầy thuốc chuyên khoa, là phải thay đổi chế độ làm việc, lối sống và rèn luyện thể dục... Vớ áp lực cũng là một trong những phương pháp điều trị. Vớ áp lực hay còn gọi là vớ ép y khoa, vớ tĩnh mạch không giống với các loại vớ thông thường, vì vậy bệnh nhân phải được đo vòng chân để chọn kích thước cho phù hợp, hiện tại công ty có sản phẩm vớ y khoa Venpoten Stocking hỗ trợ rất tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch.
Đi bộ, cách tốt nhất phòng bệnh Đối với bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, nếu đi bộ không đúng cách cũng có thể làm bệnh nặng thêm. Người mắc bệnh này nên đi bộ ít hơn, không đi quá xa, phải đi bộ với vận tốc nhanh, tránh đi liên tục. Nếu đã suy tĩnh mạch nhiều, phải mang vớ trong khi đi bộ. Nếu có điều kiện, bơi lội là môn thể thao thích hợp nhất cho bệnh lý này. Để phòng ngừa suy tĩnh mạch, tránh ngồi lâu, nhất là nhân viên văn phòng, tránh ngồi liên tục bất động suốt 8 giờ làm việc, nên tranh thủ đi lại giải lao khoảng 30-60 phút/lần. Trong lúc ngồi làm việc, cũng có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót... để máu lưu chuyển tốt hơn. Vitamin C tốt cho sức bền thành mạch, nhưng chỉ là yếu tố vi lượng, có thể bổ sung đủ bằng chế độ ăn giàu trái cây rau tươi. |
![]() |
|
Các bài khác: |