Triệu chứng
Đi cầu ra máu đỏ tươi ( như máu đứt tay) hay máu dính trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện.
Đau; Nếu mới bị người bệnh sẽ thấy đau rất nhiều khi đại tiện nhưng càng về sau mức độ đau càng giảm.
Vết nứt thường kéo dài từ lỗ hậu môn và vị trí thường gặp là ở phía sau đường giữa ( có lẽ do vùng này là nơi tưới máu kém). Vết nứt có thể chỉ cạn trên bề mặt da hay sâu xuống tới cơ vòng hậu môn.
Nguyên nhân
Hầu hết các vết nứt hậu môn là do sự căng dãn quá mức của niêm mạc vùng hậu môn. Vết nứt hậu môn nông ( như một một vết cắt giấy thường tự lành trong vài tuần. Tuy nhiên, một số vết nứt hậu môn sẽ không lành và trở thành mãn tính . Nguyên nhân phổ biến nhất của việc không chữa lành là do sự co giãn của cơ vòng hậu môn và tình trạng giảm tưới máu niêm mạc hậu môn. Kết quả là vết loét không lành và bị bội nhiễm bởi vi khuẩn trong phân.
Ở người lớn, vết nứt thường gây ra do táo bón ( khi phân cứng đi qua ống hậu môn và cơ vòng gây vết nứt, rách) hoặc tiêu chảy kéo dài.
Ở người lớn tuổi, những vết nứt hậu môn có thể do giảm tưới máu ở vùng này.
Khi có một vết nứt nằm ngang, nguyên nhân có thể do: lao phổi, áp xe kín, thâm nhiễm bạch cầu, ung thư, hội chứng suy giảm miễn dịch mua (AIDS), bệnh viêm ruột.
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể làm phân hủy của các mô dẫn đến vết nứt , ví dụ: Bệnh giang mai , herpes ,chlamydia và virus u nhú ở người .
Các nguyên nhân khác thường gặp của những vết nứt hậu môn bao gồm:
Sinh nở chấn thương ở phụ nữ
Bệnh Crohn
viêm loét đại tràng
vệ sinh kém ở trẻ nhỏ.
Tỷ lệ của những vết nứt hậu môn là khoảng 1/ 350 người lớn, nam giới và phụ nữ tương đương nhau và thường xảy ở độ tuổi từ 15-40.
Phòng ngừa
Đối với người lớn, các cách sau đây có thể giúp ngăn ngừa các vết nứt hậu môn:
Tránh gắng rặn nhiều khi đi đại tiện. Muốn vậy ta phải thực hiện một số điều sau:
o Ngăn ngừa táo bón: Ăn thực phẩm giàu chất xơ , bổ sung chất xơ hòa tan ( Enesol 7g/ ngày)
o Uống đủ nước, 1,5 lít- 2 lít/ ngày
o Tập thói quen đi cầu vào mỗi buổi sáng, đi ngay khi mắc, không nín.
Điều trị kịp thời bệnh tiêu chảy.
Vệ sinh hậu môn sau khi đi đại tiện bằng nước và giấy mềm (hay khăn mềm)
Trong trường hợp nghi ngờ có vết nứt, sử dụng một thuốc mỡ bôi trơn (Điều quan trọng cần lưu ý là thuốc mỡ chống chỉ định khi có bệnh trĩ vì nó co thắt các mạch máu nhỏ, gây giảm lưu lượng máu, làm khó lành vết nứt và bệnh trĩ)
Ở trẻ em , thường xuyên thay tã để ngăn ngừa nứt hậu môn. Nhưng táo bón cũng có thể là một nguyên nhân gây nên bệnh ,nên đảm bảo trẻ được uống đủ nước (tức là sữa mẹ, tỷ lệ thích hợp khi trộn công thức), bổ sung chất xơ ở trẻ lớn hơn. Ở trẻ sơ sinh, khi nứt hậu môn chỉ cần bảo đảm vệ sinh là đủ.
Điều trị
1/ Không phẩu thuật:
Tốt nhất là chống táo bón: Ăn chất xơ, bổ sung chất xơ ( Enesol 7g / ngày)
Giữ vệ sinh vùng hậu môn trực tràng.
Nếu các biện pháp trên không hiệu quả có thể dùng thuốc mỡ bôi tại chỗ, lưu ý chống chỉ định khi bị bệnh trĩ. Các loại thuốc mỡ có chứa: Nitroglycerin, nifedipine, diltiazem nhưng thuốc này có một số tác dụng phụ toàn thân do thuốc được hấp thu vào máu.
2/ Phẫu thuật:
Thường chỉ áp dụng phẫu thuật cho những bệnh nhân đã thử điều trị trong 2-3 tháng mà không có hiệu quả, đây không phải là chỉ định đầu tiên cho nứt hậu môn. Điều lo lắng trong phẫu thuật là biến chứng đi cầu không kiểm soát. Kết quả của phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ.
Tư vấn bệnh trĩ miễn phí: 0906705500 - 086 6843862 (Bs Thùy Linh)
BS Thùy Linh
|