Suy Giãn Tĩnh mạch là một bệnh lý khá phổ biến. Theo thống kê suy giãn tĩnh mạch ở người trên 30 tuổi là 20-25% ở phụ nữ và 10-15% ở nam giới, một số quốc gia tỷ lệ bệnh lên đến 10% dân số. Một điều đáng qua tâm, do lối sống hiện đại ngày nay tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, suy giãn tĩnh mạch ngày càng xuất hiện nhiều ở người dưới 20 tuổi.
Bệnh thường xảy ra ở những người làm công việc hay nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, thợ làm tóc…Bệnh khá phổ biến nhưng ngay cả một số bác sĩ cũng không để ý .
Dù không gây tử vong nhưng suy ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, khả năng lao động cũng như tiền bạc của người bệnh vì bệnh kéo dài chi phí điều trị cao. Các dữ liệu từ hệ thống an ninh Brazil cho thấy suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thường gặp thứ 14 gây nghĩ việc tạm thời và là bệnh lý đứng thứ 32 gây tàn tật vĩnh viễn và cần trợ cấp tài chính từ cộng đồng. Ở Pháp suy giãn tĩnh mạch là nguyên đứng thứ 8 làm bệnh nhân phải nhập viện.
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Loét do tĩnh mạch xảy ra trên 0,3% dân số ở các nước phương tây nhưng tỷ lệ chữa lành chỉ là 1% người bị. Không một phương pháp điều trị nào có thể làm giảm hoàn toàn các triệu chứng ở các bệnh nhân Tùy vào cơ địa mức độ mắc bệnh các biện pháp điều trị sẽ có tỷ lệ thành công khác nhau. Vấn đề càng trầm trọng hơn khi bệnh lý suy giãn tĩnh mạch thì tiến triển và có khuynh hướng tái phát.
Suy giãn tĩnh mạch có thể ảnh hưởng đến bất kỹ tĩnh mạch nào của cơ thể những những triệu chứng và biến chứng nặng thường do suy giãn tĩnh mạch chân.
Vì sao ta bị suy giãn tĩnh mạch
Bình thường các động mạch đưa máu đỏ ( chứa nhiều oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến các mô) , tĩnh mạch đưa máu đen (nghèo oxy, ít dinh dưỡng) từ các mô về tim. Để đưa máu trở về tim, các tĩnh mạch ở chân của bạn phải làm việc chống lại trọng lực. Sự co thắt của các cơ ở chân của bạn và sự đàn hồi của thành tĩnh mạch giúp máu đến tim . Các van nhỏ trong tĩnh mạch của bạn hoạt động như một mái chèo và mở ra để máu chảy về phía tim của bạn sau đó đóng để ngăn chặn máu chảy ngược trở lại.
Khi các van tĩnh mạch này bị suy khả năng đưa máu về tim bị giảm sút và mỗi lần đóng van sẽ có một lượng máu chảy ngược lại dẫn đến ứ đọng máu đen ở vùng thấp nhất là chân. Tình trạng ứ máu này dẫn đến giãn tĩnh mạch và những rối loạn sinh hóa gây ra những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân.
Suy Giãn tĩnh mạch là do suy và tổn thương những van tĩnh mạch đưa đến giãn tĩnh mạch. Người bệnh có những triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động như:
- Đau chân, nặng chân, mỏi chân khi đứng lâu hay ngồi nhiều.
- Phù chân: Thường thấy ở vùng mắt cá chân, bàn chân; có khi phù kín đáo hơn, chỉ cảm thấy mang giày dép chật so với bình thường.
- Chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân…
- Gân xanh: tĩnh mạch có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau, màu xanh hoặc tím đỏ (tĩnh mạch hình mạng nhện) , đôi chỗ giống như hình pháo bông hay nổi to ngoằn ngoèo như con giun dưới da.
- Da vùng chân thay đổi màu sắc, ngứa, chàm rất khó chữa lành.
Các triệu chứng xuất hiện tùy vị trí tổn thương (suy tĩnh mạch nông hay sâu) và mức độ nặng của bệnh. Những người bị suy tĩnh mạch nông có thể thấy nổi gân xanh nhiều nhưng lại ít có những triệu chứng khác , còn người bị suy tĩnh mạch sâu có thể không thấy nổi gân xanh nhưng những triệu khác đôi khi rất nặng nề. Vì vậy ta không nên dựa vào tình trạng nổi gân xanh mà đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Biến chứng của SGTM: gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch gây viêm tắc tĩnh mạch. Tắc mạch máu phổi là một biến chứng rất nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Lâu dần bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại
Điều trị suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mãn tính, diễn tiến theo thời gian, tuổi tác gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Dù ít khi gây tử vong nhưng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động, chất lượng cuộc sống, gây tàn phế và làm hao tốn tiền bạc.
Trong điều trị suy giãn tĩnh mạch cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và người bệnh. Người bệnh cần phải có kiến thức về bệnh, các phương pháp điều trị, các biện pháp hỗ trợ điều trị. Người bệnh cần kiên nhẫn , tuân thủ điều trị vì vấn đề điều trị là lâu dài và bệnh rất dễ tái phát .
Có nhiều phương pháp để điều trị suy giãn tĩnh mạch như: Phẩu thuật, cắt đốt bằng laser, chích xơ, thuốc…. Không một phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh và dù dùng phương pháp nào bệnh cũng tái phát.
Vì những vấn đề trên nên xác định bệnh, chẩn đoán và điều trị sớm, lựa chọn phương pháp điều trị và các biện pháp hỗ trợ, cân nhắc về chi phí điều trị là những vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Lâm Linh.
Tư vấn bệnh Suy giãn tĩnh mạch miễn phí
BS. Thùy Linh 0906705500 028 38208315
|
Gửi bởi: Ly
Ngày 11/08/2021 vào lúc 12:02:31Gửi bởi: thuylinh
Ngày 11/08/2021 vào lúc 15:02:48Gửi bởi: Hương
Ngày 02/08/2021 vào lúc 10:02:05Gửi bởi: thuylinh
Ngày 09/08/2021 vào lúc 22:07:18Gửi bởi: Mai Hương
Ngày 01/08/2021 vào lúc 09:13:54Gửi bởi: thuylinh
Ngày 09/08/2021 vào lúc 22:08:14Gửi bởi: Thuynguyen
Ngày 19/05/2021 vào lúc 14:03:57Gửi bởi: thuylinh
Ngày 22/05/2021 vào lúc 08:53:10Gửi bởi: Hà linh
Ngày 05/05/2021 vào lúc 21:40:24Gửi bởi: thuylinh
Ngày 14/05/2021 vào lúc 16:33:35Gửi bởi: Lê Phúc Duy
Ngày 24/04/2016 vào lúc 21:45:49Gửi bởi: thuylinh
Ngày 25/04/2016 vào lúc 11:44:26Gửi bởi: Nguyễn Thị Thanh Hà
Ngày 03/08/2015 vào lúc 14:48:43Gửi bởi: thuylinh
Ngày 05/08/2015 vào lúc 09:01:52Gửi bởi: Nguyen thi Ngoc thiy
Ngày 07/07/2015 vào lúc 16:53:24Gửi bởi: thuylinh
Ngày 28/07/2015 vào lúc 05:28:34Gửi bởi: nhuy2021
Ngày 13/08/2014 vào lúc 08:34:18Gửi bởi: thuylinh
Ngày 20/08/2014 vào lúc 15:38:08
Gửi bởi: Phan thanh dũng
Ngày 06/09/2021 vào lúc 12:56:41Gửi bởi: thuylinh
Ngày 08/09/2021 vào lúc 10:47:46