Suy nhược cơ thể

TÁC DỤNG CỦA NHUNG HƯƠU

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai cũng có lúc cảm thấy mệt mỏi và suy nhược. Bỗng một buổi sáng thức dậy, ta cảm thấy không muốn rời khỏi giường, công việc và cuộc sống bỗng trở nên nặng nề hơn mọi ngày. Người lớn tuổi không còn thiết tha làm những công việc thường nhật, ăn uống khó khăn; việc dành thời gian cho con cháu cũng trở thành gánh nặng. Học sinh, sinh viên trong mùa thi có thể ngồi học suốt đêm nhưng chẳng tiếp thu được một chữ, đôi khi đưa đến tình trạng ngủ gục ngay tại bàn học.

 

Mệt mỏi, suy nhược - một trạng thái tưởng như đơn giản, nhưng lại gây ra quá nhiều khó khăn cho tất cả mọi người. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược thường rất mơ hồ, không rõ ràng. Chủ yếu nhất có thể do cơ thể suy yếu (cơ thể đang bị bệnh) hoặc ảnh hưởng bởi stress (tinh thần đang bị bệnh)…

Hội chứng suy nhược mãn tính là gì?(SNMT)

Hội chứng suy nhược mãn tính là trạng thái mệt mỏi kéo dài trên 6 tháng mà không giải thích được nguyên nhân, hội chứng này có thể liên quan đến những bệnh mãn tính đang gặp phải, hoặc những bệnh đã mắc trước đó. Bạn có thể bị SNMT nếu có các vấn đề sau:

- Mệt mỏi kéo dài trên 6 tháng, không rõ nguyên nhân cụ thể; ăn uống không ngon miệng.

- Giảm trí nhớ, khó diễn tả được những suy nghĩ của mình.

- Mệt mỏi ngay cả khi làm một công việc thông thường mà trước đó không hề có triệu chứng mệt khi làm.

- Không có cảm giác sảng khoái sau khi nghỉ ngơi, hay sau một giấc ngủ dài. Không cảm nhận được sinh lực cho một ngày mới.

- Dễ cáu gắt và gặp nhiều khó khăn khi làm việc.

- Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị đau đầu, đau cơ, đau họng, thậm chí sốt nhẹ. 

Các nguyên nhân của hội chứng suy nhược mãn tính:

Nguyên nhân thường không rõ, người ta nhận thấy có một số siêu vi trùng có thể là nguyên nhân của hội chứng này, nhưng các nghiên cứu chưa chứng minh được mối liên hệ nhân quả giữa chúng. Một số bệnh lý có những triệu chứng tương tự cần phải loại trừ trước khi chẩn đoán hội chứng suy nhược mãn tính bao gồm: Thiếu máu mãn tính, bệnh ác tính, suy giảm miễn dịch mắc phải, bệnh gan, bệnh thận, thiếu vitamin C, bệnh lý của tuyến giáp…

Stress là gì?

Nếu bạn hỏi 10 người về định nghĩa stress, hoặc giải thích điều gì khiến họ bị stress, thì bạn sẽ nhận được 10 câu trả lời khác nhau.

Không có một khái niệm thống nhất nào về stress; tương tự như một sự việc có thể gây stress với người này, nhưng lại là niềm vui thích của người khác, hoặc ảnh hưởng rất ít đến họ. Phản ứng của con người chúng ta với stress khác nhau, tùy từng cá nhân. Theo như các nhà khoa học, stress thực chất là do cảm nhận của tự bản thân mỗi người, rất khó định nghĩa về nó. Căng thẳng, hay stress, là áp lực phải chịu đựng về mặt tâm lí và sinh học. Những áp lực hay lo lắng trong công việc, cuộc sống sẽ luôn là nguyên nhân hàng đầu của stress ở người lớn, và tỷ lệ chịu những áp lực này ngày càng gia tăng theo sự phát triển của xã hội.

Năm 1992 theo báo cáo của NIOSH (The National Institute for Occupational Safety and Health (NIOSH) – Viện Quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp) của Mỹ cho thấy: Stress là “căn bệnh của thế kỷ 20”. Vài năm sau đó, Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, nó đã trở thành trận dịch rộng khắp thế giới.

Stress thường đi kèm với một loạt các phản ứng của cơ thể:

Những dấu hiệu về thực thể: Những rối loạn về giấc ngủ (mất ngủ, ngủ chập chờn) hàm nghiến chặt, nghiến răng. Ăn uống không tiêu, sình bụng đầy hơi (đôi khi có thể nhầm lẫn với đau bao tử), ăn không ngon, mất hoặc giảm khẩu vị. Đôi lúc cảm thấy nuốt khó, nuốt nghẹn như có u cục trong họng. Người bệnh có thể có nhịp tim tăng, tăng huyết áp, đau vùng ngực (không phải do bệnh tim mạch). Một số người thấy chóng mặt, tăng nhịp thở, đổ mồ hôi lòng bàn tay, căng thẳng, nói vấp, thiếu sinh lực, mệt mỏi. Đôi lúc họ có cảm giác căng cơ hoặc đau cơ thực sự.

Những dấu hiệu về nhận thức (tùy theo mức độ bị stress): Suy nghĩ chậm chạp, hay quên, thái độ thờ ơ, thiếu tích cực, hay lo lắng, khó tập trung, khó suy nghĩ một cách hợp lý.

Những dấu hiệu về cảm xúc: Dễ cáu gắt, tâm trạng thất vọng, hay hốt hoảng, cảm giác không hạnh phúc.

Người bị stress có cảm giác sống quá sức, không thể giải quyết các vấn đề, giảm tiếp xúc với gia đình và bạn bè. Họ có cảm giác cô độc, những mối quan hệ trong công việc kém, giảm hứng thú tình dục. Một người bị stress kể lại: “Tôi sợ mỗi sáng phải thức dậy, hòn đá vác trên vai dường như ngày một nặng hơn, không có một ai hay bất cứ công việc gì làm tôi vui. Tôi cảm thấy mình đang mắc một bệnh nào đó rất nặng, đi khám nhiều nơi không ai tìm được bệnh cho tôi. Tôi lo lắng và nghĩ mình sắp chết.”

Ở Việt Nam những chẩn đoán của bác sĩ cho người bị stress là rối loạn thần kinh thực vật, suy nhược thần kinh.

Khi bị mệt mỏi, suy nhược( do suy nhược mãn tính hay bị stress) sẽ làm cơ thể giảm sức đề kháng( ta dễ bị những bệnh như: Cảm cúm, nhiễm siêu vi, nhiễm trùng. Những bệnh đang mắc phải chậm lành).Nhiều nghiên cứu còn báo cáo mối liên hệ của stress và các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, nguy cơ ung thư, ức chế hệ miễn dịch làm dễ mắc bệnh hoặc lâu lành bệnh.

Làm gì khi bị mệt mỏi, suy nhược?

-       Trước tiên, cần phải đi khám bệnh để bác sĩ xem và loại trừ khả năng cơ thể mắc phải một bệnh lý cụ thể nào đó để điều trị đúng và kịp thời. Không nên bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể.

-       Nếu không có một bệnh lý gì cụ thể, ta cần phối hợp hai cách trị liệu, dùng thuốc và không dùng thuốc:

Không dùng thuốc: Không có cách thức trị liệu chung cho mọi người. Mỗi người cần phải tự mình tìm ra cách thức phù hợp và có hiệu quả nhất cho bản thân. Những phương cách thông thường có thể là: Nghe nhạc, làm những điều theo sở thích, hoạt động thể thao, mua sắm, thiền, yoga, tắm hơi, đi spa… 

Dùng thuốc và những sản phẩm bổ sung:

  • Các thuốc chống trầm cảm, an thần, ức chế beta: Phải có sự thăm khám và chỉ định rõ ràng của bác sĩ.
  • Những sản phẩm bồi bổ cơ thể, làm tinh thần sảng khoái.

Có một sản phẩm nhiều nghìn năm nay ông bà chúng ta cũng như những dân tộc Phương Đông dùng để bổ sức khỏe và làm tinh thần sảng khoái rất hiệu quả: Nhung hươu.

Nhung hươu là một vị thuốc quý đứng thứ hai sau nhân sâm trong tứ bảo dược của Y học cổ truyền: Sâm, nhung, quế, phụ. Theo Y học cổ truyền, nhung hươu có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, bổ dưỡng, sinh tinh, bổ huyết, mạnh gân xương, giảm hiện tượng mệt mỏi, lao lực, làm lành vết thương. Người dùng nhung hươu thấy tinh thần sảng khoái, cơ thể khoẻ mạnh, ăn được nhiều, ngủ tốt, chóng lên cân.

Làm thế nào để mua đúng nhung hươu chất lượng cao?

Vì nhung hươu rất đắt tiền nên có nhiều sản phẩm làm giả từ sừng trâu, bò...rất khó phân biệt. Nhung hươu tươi khó bảo quản, dễ lên nấm mốc mà mắt thường ta không nhìn thấy. Chất lượng nhung hươu tùy vào điều kiện sống của hươu. Hiện nay, nổi tiếng nhất trên thế giới là nhung hươu New Zealand. New Zealand sở hữu một đàn hươu lớn nhất thế giới, cũng là nước sản xuất nhung hươu nhiều nhất thế giới. Chính phủ New Zealand rất chú trọng phát triển việc nuôi hươu, họ đã đưa ra những quy định quản lý rất nghiêm ngặt về chăn nuôi & chế biến hươu để nâng cao thương hiệu nhung hươu New Zealand trên thế giới. Nhà nước tuyệt đối nghiêm cấm sử dụng kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi hươu. Những sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gene bị loại trừ hoàn toàn trong nuôi hươu. Trên những đồng cỏ rộng lớn và xanh mượt của New Zealand, từng đàn hươu được sống trong điều kiện tự nhiên, vì vậy giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của nhung hươu New Zeland rất cao. Nhung hươu New Zealand được xuất khẩu rất nhiều sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu và Mỹ.

BS Thùy Linh

 

 

BS Thùy Linh

Deervet

Sản phẩm khuyên dùng

Deervet - Viên bổ huyết

Công dụng: - Bổ máu, tăng hồng cầu.
- Giúp ăn ngon, ngủ tốt, chóng lên cân.
- Phục hồi sức khỏe:
   + Người bệnh ung thư.
   + Người bệnh sau sanh, sau mổ.
   + Người mới bệnh dậy.
Mô tả: Deervet là sản phẩm nhung hươu cao cấp nhập khẩu từ New Zealand. Deervet được trích từ những con hươu sống trong thiên nhiên sạch và xanh của New Zealand, ăn thức ăn tự nhiên không hóa chất và nguồn nước sạch không ô nhiễm.
Nhung hươu, nai là một vị thuốc quý đứng thứ hai sau nhân sâm trong tứ bảo dược của y học cổ truyền: Sâm, nhung, quế, phụ. Nó được dùng từ lâu đời vào khoảng hơn 1500 năm trước đây. Không những ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Liên Xô trước đây, Hungari, Triều tiên, Nhật bản cũng rất ưa chuộng nhung hươu, nai.
Theo y học cổ truyền, nhung hươu, nai có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, vào 3 kinh thận, can, tâm có tác dụng bổ dưỡng, sinh tinh, bổ huyết, mạnh gân xương, giảm hiện tượng mệt mỏi, lao lực, làm lành vết thương.

[Xem chi tiết...]


Các bài khác:
BÁC SĨ THÙY LINH
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
090 670 5500

ĐẶT HÀNG - MUA HÀNG
(028) 6684 3862
(028) 38208315
(T2-T6: 8h-17h
T7: 8h-12h)
khuyến mãi mua hàng online
TÌM KIẾM
Tìm nâng cao  
WEB LIÊN KẾT