Người hỏi: luubalang
cháu năm nay 22t.cháu bị chẩn đoán là bị lao phổi hồi lúc cháu còn học lớp 11.và được điều trị thuốc tại địa phương.nhưng mỗi lần đi xét nghiệm đàm định kì thì BS bảo vi khuẩn lao không giảm.sau 8tháng điều trị thì bệnh không thuyên giảm.sau đó BS phối họp thuốc tim và uốn..cứ mõi lần xét nghiệm đàm định kì thì vi khuẩn lao vẫn không giảm.tính ra cháu điều trị bệnh lên đến 16 tháng mà vẫn ko khỏi.gia đình cháu mới cho cháu ra điều trị bác sĩ tư nhân và điều trị cả uốn và tim hơn 2 tháng.và đi chụp Lại xquang thấy phổi hơi lành ,cháu quyết định ngưng thuốc.cho đến nay.mấy bữa trước cháu có đi khám phổi ở BV Q.Bình Thạnh,chụp xQuan và xét nghiệm máu.kết quả là cháu bị xơ phế trường.hơn một tháng nay cháu bị ho và có đàm mua thuốc uốn nhưng không khỏi,khi hít thở sâu vào thì ngức của cháu nó căn và bị đau nữa. vậy xin hỏi BS bệnh của cháu có nặng lắm không.và có cánh nào điều trị a,con có cần đi xét nghiệm đàm lại không ạ.mong các Bác Sĩ tư vấn giúp con..con xin cảm ơn rất nhiều ạ..?
Trả lời: BS Thùy Linh
Tình trạng điều trị lao nhưng vi trùng lao không giảm trong đàm, theo chuyên môn gọi là lao kháng thuốc. Vi trùng lao đã kháng với những thuốc mà bệnh hân sử dụng cho điều trị lao. Tôi không biết khi em đi điều trị ở bác sĩ bên ngoải thấy hơi lành có nghĩa như thế nào? Sau khi em điều trị bác sĩ tư thử lại đàm vi trùng lao có giảm hay biến mất chưa. Lúc em ngưng thuốc là do bác sĩ chỉ định ngưng hay là em tự ý ngưng?
Điều trị lao phổi ở các nước đang phát triển như Việt Nam hiện tại là một vấn đề đau đầu cho tổ chức y tế thế giới. Tỷ lệ kháng thuốc lao ngày càng tăng, tình trạng lây lan trong cộng đồng không giảm nhiều vì tình trang vệ sinh kém ý thức phòng bệnh và chống lây lan bệnh kém ở người bệnh và những người chung quanh.
Bệnh lao nếu ổn định thì dần dần phổi sẽ tạo xơ. Dù đã tạo xơ bệnh có thể bùng phát trở lại khi người bệnh bị suy nhược. Bệnh của cháu khó khăn trong điều trị và dễ lây lan cho người chung quanh. Cháu phải đi khám lại bác sĩ chuyên khoa lao và tuân thủ mọi hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ