![]() |
Người hỏi: Lê Thị Kiểm 56 tuổi
Tôi đi khám tổng quát tại BV Chợ Rẫy, BS kết luận: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, không xác định vị trí / Tăng mỡ máu, Gan nhiễm mở, Suy van tĩnh mạch sâu 2 chân. SNCT và cho đơn thuốc uống trong 30 ngày gồm các loại thuốc sau: LOCINVID 500mg (14 viên) DOMITAZOL v + (30 viên) RUNOLAX v-10mg (30 viên) LEVABITE v (60 viên) DOAF 400/50mg (60 viên) DONATRYL v (60 viên). Xin BS tư vấn giúp: thuốc nào điều trị Suy van tĩnh mạch sâu 2 chân, trong khi đang sử dụng thuốc trên có thể sử dụng thêm thuốc khác nào nữa được không, ngoài việc dùng thuốc thi kết hợp các biện pháp gì nữa chẳng hạn luyện tập, ăn uống......Kiên trì điều trị thì bệnh bớt hẳn không, mức độ nguy hiểm của bệnh này. Ngoài dùng thuốc Tây thì có thể dùng thuốc thảo dược, đông y (thuốc Nam) nào ? Xin cảm ơnBS
Trả lời: BS Thùy Linh
Chào chị Kiểm
Tôi xin nói về toa thuốc của chị như sau:
LOCINVID 500mg (14 viên) -> kháng sinh
DOMITAZOL v + (30 viên) -> hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát
RUNOLAX v-10mg (30 viên) -> giảm mỡ máu
LEVABITE v (60 viên) -> thiếu máu, suy nhược cơ thể (thuốc bổ)
DOAF 400/50mg (60 viên) Tôi không biết loại này điều trị gì
DONATRYL v (60 viên). -> TPCN bổ sung Vitamin, hỗ trợ điều trị viêm khớp, gout, thoái hóa cột sống
Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mãn tính cần điều trị lâu dài nên sử dụng VENPOTEN sẽ không gặp phải những tác dụng phụ như dùng các loại thuốc tây khác. Thành phần của VENPOTEN được chiết suất từ thảo dược nên rất an toàn cho người sử dụng, không gây tác dụng phụ, thích hợp sử dụng lâu dài. Liều dùng như sau:
- VENPOTEN: Ngày sáng 2v chiều 1v trong một tháng. Sau đó 2v / ngày trong vòng 5 tháng, sau đó nếu những triệu chứng bớt được 80%-90% chị giảm còn 1v / ngày và duy trì hoài để tránh bệnh tái phát.
Đối với bệnh Suy tĩnh mạch chân thì chị chỉ cần dùng VENPOTEN điều trị là được rồi. Toa thuốc của chị cũng khá nhiều hóa dược nên hạn chế uống thêm Tây y.
Chị nên tham khảo bài viết sau để phòng tránh và kết hợp điều trị cho tốt Lời khuyên bổ ích cho người Suy giãn tĩnh mạch chân.
Đối với bệnh lý viêm đường tiết niệu tái đi tái lại chị nên điều trị cả hai vợ chồng và tuân thủ đúng thời gian điều trị.