BÁC SĨ TƯ VẤN MIỄN PHÍ BS. THÙY LINH: 090 670 5500 |
Vớ tĩnh mạch, vớ ép y khoa Venpoten® Stocking
Vớ ép y khoa là loại vớ đặc biệt, mang từ chân đến đùi hoặc đầu gối. Đây là loại vớ tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm dần khi lên trên. Vớ ép y khoa là một trong những phương cách điều trị và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Vớ ép y khoa được làm bằng một loại sợi có tình đàn hồi mạnh ôm chặt bàn chân, áp lực vớ tăng dần dọc theo chiều dài chân ít chặt hơn ở gối và cao nhất ở cổ chân. Áp lực của vớ có từng mức, điều này cho phép vớ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, từ đó giúp đưa máu về tim giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân , giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu đông.
Vớ ép y khoa là một phương pháp đơn giản để điều trị các bệnh như suy giãn tĩnh mạch mãn tính, giãn tĩnh mạch , phù mạch bạch huyết, hội chứng sau viêm tĩnh mạch và dự phòng hình thành cục máu đông ở cẳng chân. Vớ không điều trị hoàn toàn khỏi giãn tĩnh mạch nhưng nó giúp giảm sưng phù, đau và cảm giác nặng bì chân, nhức chân, vọp bẻ…khi mắc bệnh. Những người thường đi tàu xe, những chuyến bay dài cũng nên dùng vớ y khoa để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông ở cẳng chân.
Vớ y khoa được dùng chung với những sản phẩm điều trị suy giãn tĩnh mạch kết hợp vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị.
Những bệnh nhân nằm viện rất dễ bị tình trạng huyết khối(cục máu đông) do xơ vữa động mạch khiến máu không thể lưu thông. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Do đó, phần lớn các bệnh viện ở những nước phát triển đều khuyên tất cả các bệnh nhân nằm viện dùng vớ ép y khoa , đặc biệt là những người không thể cử động.
Nên mang vớ hàng ngày đối với những bệnh nhân có nguy cơ hình thành huyết khối nơi cẳng chân cao. Nên dùng vớ vào ban ngày, ngay khi mới thức dậy mỗi buổi sáng, càng sớm càng tốt, không dùng ban đêm. Những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân, loét tĩnh mạch và phù do mạch bạch huyết thường được khuyên nên dùng vớ điều trị một thời gian lâu dài, thậm chí suốt đời. Nên giữ chân ở vị trí cao bất cứ khi nào không dùng vớ y khoa vào ban đêm.
- Vớ ép y khoa thường có 3 loại chính:
• Class 1: Áp lực tạo 15 – 20 mmHg (áp lực ở cổ chân là 15 và ở bắp chân là 20)
Dùng hằng này cho những người bị chứng suy giãn tĩnh mạch chân trung bình cần được điều trị; hoặc dùng để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: giáo viên, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, tài xế, đầu bếp, thợ làm tóc hay massage, phẫu thuật viên, phụ nữ có thai, người đi máy bay hay tàu xe đường dài…
• Class 2: Áp lực tạo 20 – 30 mmHg (áp lực ở cổ chân là 20 và ở bắp chân là 30)
Dùng cho những người bị suy giãn tĩnh mạch chân với những triệu chứng nặng hơn, đặc biệt khi có nhu cầu tập thể dục thể thao, hoặc vật lý trị liệu.
• Class 3: Áp lực tạo 30 – 40 mmHg (áp lực ở cổ chân là 30 và ở bắp chân là 40)
Khi dùng vớ loại class 3 phải có chỉ định rõ ràng và theo dõi của bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua dùng.
- Chọn cỡ (size) vớ:
Chọn đúng size là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng vớ ép y khoa.
Cần được sự hướng dẫn chi tiết của người bán hàng hoặc công ty phân phối về cách thức đo nhằm chọn được size vớ phù hợp nhất, nhờ đó mới có thể đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Vì điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên dùng vớ đến gối, mang vớ đến gối vẫn đạt hiệu quả điều trị nhưng mong muốn và người bệnh dễ dàng tuân thủ hơn.
- Khi mang vớ ép y khoa người bệnh nên mang khoảng 3 giờ rồi cởi ra nghỉ khoảng 2-3 giờ mang lại. Vì vớ ép y khoa sẽ ép một phần động mạch làm tình trạng dinh dưỡng vùng chân kém đi, một số người mang vớ ép y khoa thường xuyên xuất hiện tình trạng teo cơ.
- Tối đi ngủ không mang vớ ép y khoa.
- Những người hay đứng nhiều ngồi nhiều nên mang vớ những lúc này.
- Khi tập thể dục hay chơi thể thao như đi bộ, chạy bộ, chơi quần vợt… nên mang vớ.
- Đối với loại hở ngón: có thể dùng miếng vải hỗ trợ mang vớ theo hướng dẫn riêng kèm theo.
- Đối với loại bít ngón: xem hình minh họa trên hộp vớ hoặc tờ brochure bên trong hộp.
- Vớ ép y khoa ép các cơ vùng cẳng chân và dẫn lưu máu từ cẳng chân về tim. Những người bị đái tháo đường, những người hút nhiều thuốc lá hoặc những người có bệnh lý động mạch ngoại biên, những bệnh lý làm giảm lượng máu cung cấp cho cẳng chân đều không nên đi vớ ép y khoa vì chúng có thể làm giảm lượng máu tưới và làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Đang có những vết thương hay những vết loét tại vùng da mang vớ cũng không nên mang.
- Dị ứng với vớ
Không có tác dụng phụ gì khi sử dụng vớ y khoa. Những khó chịu thông thường khi dùng vớ có thể là: ngứa da(do dị ứng với chất liệu làm vớ), nóng bức hay đổ nhiều mồ hôi, hôi chân, dùng quá thường xuyên gây teo cơ.
- Những người lần đầu tiên dùng vớ ép y khoa nên dùng class 1(vớ mỏng) trước cho quen dần với áp lực của vớ, sau một thời gian điều trị mới chuyển sang dùng class 2. Nếu các triệu chứng nặng hơn, có thể bắt đầu ngay với class 2.
- Với những người có da ẩm, nên bôi một ít kem dưỡng (body lotion) vào chân để đi vớ dễ dàng hơn. Không nên mang vớ khi chân còn ẩm ướt.
- Với những người dễ bị dị ứng trước khi mang vớ có thể thoa phấn rôm ( loại dùng cho trẻ em) để giảm bớt tình trạng dị ứng.
- 6 tháng nên thay vớ mới một lần để đảm bảo hiệu quả của áp lực điều trị: có thể vớ vẫn còn sử dụng được, nhưng hiệu quả điều trị hay phòng ngừa đã giảm nhiều. Nên đo lại chân để chọn size vớ chính xác.
- Khi có những khó chịu hay những thay đổi bất thường ở chân, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để việc điều trị bằng vớ ép mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tags: vớ ép y khoa, vớ tĩnh mạch, vớ điều trị suy tĩnh mạch, vớ hỗ trợ bệnh suy giãn tĩnh mạch