Suy giãn tĩnh mạch chân

Khi nào nghĩ mình bị suy giãn tĩnh mạch

Khi nào nghĩ mình bị suy giãn tĩnh mạch
Suy Giãn Tĩnh mạch (SGTM) là một bệnh lý khá phổ biến. Theo thống kê suy giãn tĩnh mạch ở người trên 30 tuổi: 20-25% ở phụ nữ và 10-15% ở nam giới, một số quốc gia tỷ lệ bệnh lên đến 10% dân số. Một điều đáng quan tâm, do lối sống hiện đại ngày nay tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, suy giãn tĩnh mạch ngày càng xuất hiện nhiều ở người dưới 20 tuổi.

Chỗ nào trong cơ thể có tĩnh mạch đều có thể bị SGTM, vì SGTM ở chân gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến khả  năng đi lại, khả năng lao động , thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống, nên nói đến SGTM là nói đến SGTM ở vùng chân.

Những biểu hiện của bệnh SGTM cũng là triệu chứng chung của nhiều bệnh lý khác nhau nên đôi lúc làm cho người bệnh và cà bác sĩ không nghĩ đến bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nhiều bệnh nhân tốn thời gian và tiền bạc do bác sĩ không nghĩ đến SGTM để điểu trị cho bệnh nhân.

Ví dụ:

  • Bệnh nhân bị đau gót chân. Thường bác sĩ sẽ cho đi chụp hình gót chân tình cờ phát hiện một gai xương nhỏ vùng gót chân và điều trị theo hướng gai gót gây đau chân. Nhưng thật ra những gai xương nhỏ vùng gót ( do tăng sinh xương) thường ít gây đau nhiều khi bệnh nhân đi đứng, mà thủ phạm thật sự là SGTM. Nếu không nghĩ tới, không cho bệnh nhân làm siêu âm màu (doppler) mạch máu sẽ không phát hiện ra. Bệnh nhân sẽ được uống nhiều toa thuốc giảm đau và hậu quả không đỡ đau gót chân bao nhiêu nhưng bao tử ngày càng đau hơn.
  • Khi bị chuột rút (vọp bẻ) nhiều người nghĩ mình bị hạ canxi nhưng không biết triệu chứng thường gặp của suy giãn tĩnh mạch sâu là chuột rút (vọp bẻ) do cơ bị thiếu oxy.
  • Đau hai đầu gối. Có nhiều nguyên nhân gây đau hai đầu gối, thường chúng ta nghĩ nhiều đến viêm khớp, thoái hóa khớp, nhưng một trong những nguyên nhân thường gặp là SGTM thường không được nghĩ tới…..

  Vậy khi nào ta nghĩ mình bị suy giãn tĩnh mạch?

  1. Đau chân: Đây là triệu chứng thúc giục người bệnh đi khám bệnh.
  • Chân có thể đau ở bất cứ chỗ nào, thường đau nhiều ở vùng cổ chân, đầu gối và bắp chân ( bắp chuối), đau dọc theo tĩnh mạch. Có một số bệnh nhân đau gót chân, mu bàn chân…. Đau vùng rộng thường ít đau một điểm.
  • Đau tăng dần từ sáng đến tối, càng về chiều càng đau.
  • Đau khi đi nhiều đứng nhiều, khi ngồi nghỉ gác chân ngang hoặc cao hơn mông sẽ đỡ đau.
  • Một số bệnh nhân cảm giác đau không rõ chỉ cảm thấy nặng chân, tức chân. Bệnh nhân đi nhanh mỏi chân, đi không được xa như lúc trước.
  1. Phù chân.
  • Phù chân thường thấy ở cổ chân và mu bàn chân.
  • Phù tăng dần từ sáng đến tối. Sáng ngủ dậy không thấy phù, càng đi càng đứng càng phù nhiều hơn.
  • Ấn mạnh vào chỗ phù bỏ tay ra sẽ thấy lõm.
  • Thường không phù chỗ nào khác ngoài chân.
  • Nhiều bệnh nhân chỉ cảm thấy đi giày dép vào buổi chiều chật hơn buổi sáng (vì vậy người ta thường khuyên nên đi mua giày dép vào buổi chiều tối)

 Dau chân, phù chân là 1 trong những triệu chứng dễ nhận biết khi bị suy giãn tĩnh mạch

Đau chân, phù chân là 1 trong những triệu chứng dễ nhận biết khi bị suy giãn tĩnh mạch

  1. Nổi gân (tĩnh mạch nổi): Triệu chứng này phụ nữ rất quan tâm vì gây mất thẫm mỹ
  • Tĩnh mạch có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau, màu xanh hoặc tím đỏ (tĩnh mạch hình mạng nhện) , đôi chỗ giống như hình pháo bông hay nổi to ngoằn ngoèo như con giun dưới da.
  • Tĩnh mạch có thể nổi bất cứ chỗ nào thường ở: Bàn chân, bắp chân, đùi, nhượng chân (đằng sau gối), vùng mặt…

Tĩnh mạch nổi dưới da

Tĩnh mạch nổi dưới da

  1. Tê chân, dị cảm.
  • Triệu chứng tê chân rất hay gặp. Thường tê ở bàn chân, bắp chân, phải lúc lắc chân cho dễ chịu.
  • Cảm giác châm chích vùng chân rất khó chịu.
  • Một số người có cảm giác có kiến hay con gì bò ở chân.
  • Cảm giác rát bỏng vùng chân.
  1. Da vùng chân thay đổi màu sắc, chàm chân, loét chân.
  • Da vùng bàn chân, cẳng chân có thể tím, đỏ hay bị xạm đen rất xấu.
  • Ngứa chân. Ngứa chung quanh tĩnh mạch, nhất là vùng mu bàn chân tái đi tái lại, khó điều trị. Thường bị các bác sĩ da liễu chẩn đoán nhầm với chàm cơ địa hay chàm dị ứng.
  • Chân tự nhiên nổi điểm đen hay đỏ, lan rộng dần và sau đó là loét. Vết loét rất lâu lành, khó điều trị, tái đi tái lại. Người không bị đái tháo đường mà có loét chân lâu lành phải nghĩ đến SGTM.
  1. Biến chứng của SGTM
  • Loét chân: Loét thường rất đau, thường xuất hiện ở vùng tĩnh mạch bị giãn, mắt cá chân.
  • Tạo cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
  • Cục máu đông gây thuyên tắc. Thường xảy ra ở những tĩnh mạch sâu, thuyên tắc ở những tĩnh mạch chân sẽ thấy đột nhiên sưng phù lên, đau nhiều, nên đến bác sĩ ngay.Nếu thuyên tắc ở phổi gây nhồi máu phổi tỷ lệ tử vong rất cao. Nên khi siêu âm doppler mạch máu thấy có cục máu đông bác sĩ phải cho ngay thuốc chống đông là vậy.
  • Chảy máu: Những tĩnh mạch giãn vỡ ra gây chảy máu.

Những triệu chứng và biến chứng kể trên người bệnh có thể có một hay nhiều triệu chứng. Khi thấy xuất hiện một trong những triệu chứng này ta nên đi làm siêu âm màu mạch máu hai chân. Siêu âm màu mạch máu chân là phương tiện chẩn đoán bệnh SGTM khá chính xác (trên 90%), an toàn và rẻ tiền.

Bệnh thường xảy ra ở những người làm công việc hay nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên, nhân viên bán hàng, thợ làm tóc…Bệnh khá phổ biến nhưng ngay cả một số bác sĩ cũng không để ý.

Ngày nay do ít vận động hay ít tập luyện thể dục thể thao nên bệnh SGTM rất nhiều và ngày càng trẻ hóa (20 tuổi đã có thể mắc bệnh)

BS Thùy Linh

Venpoten

Sản phẩm khuyên dùng

Venpoten - Viên bổ tĩnh mạch chân

Công dụng: - Giảm đau chân, nặng chân.
- Giảm sưng phù chân.
- Tăng độ bền tĩnh mạch chân.
- Dùng cho người suy giãn tĩnh mạch chân.
(hiệu quả tùy theo cơ địa mỗi người)
Mô tả: Venpoten là sản phẩm thảo dược cao cấp của New Zealand chiết xuất từ Horse Chestnut (hạt dẻ ngựa) và Rutin (hoa hòe). Tác dụng chủ yếu của Venpoten là giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân gồm: đau chân, nặng chân, phù chân, vọp bẻ (chuột rút), tê chân, ngứa và khó chịu ở chân.

[Xem chi tiết...]


Các bài khác:

Gửi bởi: Đặng đỗ mười

Ngày 12/03/2020 vào lúc 13:14:38
Chân, tay , mặt mũi , cơ thể đều có những đường gân xanh nổi lên và có những biến chứng run, rung giật toàn thân vậy bác sĩ cho em hỏi đây có phải là bệnh suy giãn tĩnh mạch ko ạ

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 17/03/2020 vào lúc 14:04:36
Chào em,
Chân, tay, mặt mũi có nhiều gân xanh có thể do bị suy giãn tĩnh mạch. Nhưng triệu chứng run toàn thân không phải sgtm, em nên đi khám khoa nội thần kinh để được chẩn đoán bệnh chính xác nhé.
BS Linh

Gửi bởi: Vo Bich Huyen

Ngày 13/12/2019 vào lúc 21:02:51
Xin chào bác sĩ !
Em năm nay 28 tuổi , công việc của em là bán hàng . Dạo gần đây em ngủ hay bị vọp bẻ bắp chân , và hay bị đau phần cổ chân có hôm rất đau , bác sĩ cho em hỏi tình trạng như vậy là như thế nào ạ.

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 26/12/2019 vào lúc 09:43:01

Chào em,

Theo như em miêu tả, em có thể bị suy giãn tĩnh mach chân nhé. Em nên đi siêu âm Doppler hai chân để biết chính xác nhé, nếu bị suy giãn tĩnh mạch em uống Venpoten với liều như sau:
2v/ sáng; 1v/ chiều trong tháng đầu.
Những tháng sau 2v/ ngày nhé

Chúc em mau khỏe
Bs Thùy Linh

Gửi bởi: Do Thi Hoa

Ngày 12/07/2016 vào lúc 15:23:46
Tôi năm nay 39 tuổi, công việc làm văn phòng và hay ngồi nhiều.
Sau khi sinh con xong, 5 năm nay tôi thấy chân đau nhiều, tê nhiều dần dần, chủ yếu tại vùng khớp gối. 2 năm đầu tôi nghĩ mình bị khớp nên đi chữa bệnh khớp và uống thuốc khớp nhưng không khỏi mà chân ngày càng đau nhức thêm. Hơn 1 năm nay, việc đi lại càng khó khăn hơn vì khớp chân rất đau, nhức bên trong, đặc biệt đau về đêm nhiều hơn ở chân phải và đêm không ngủ được vì đau nhức. Đi khám bác sỹ chuyên khoa khớp nối ở BV chợ rẫy thì được chẩn đoán nghi ngờ thoái hóa khớp. Bác sĩ cho chụp X quang, xét nghiệm máu, kiểm tra loãng xương... Kết quả đều tốt và bình thường, nhưng chân vẫn đau ngày càng tăng thêm. Bác sĩ cho thuốc uống nhưng càng uống bệnh càng không giảm và từ đầu năm 2014 đến nay, chân trái càng đau dữ dội bên trong khớp và đêm đau nhức không ngủ được. Một người bạn thấy tôi tâm sự tình hình như vậy có khuyên tôi đi Siêu âm Doppler màu 2 chân xem sao. Nghe bạn, tôi đi siêu âm thì kết quả kết luận như sau:
Siêu âm 2D: Tĩnh mạch sâu 2 chi dưới (từ 1/3 trên cẳng chân đến chậu) thành mạch không dầy, de xep hoàn toàn không thấy huyết khối. Gian cho noi tinh mach hien lon (chỗ này e ko dịch được là gì) - tĩnh mạch đùi 2 bên. Đông mạch 2 chi dưới (từ chậu ngoài đến mu chân) thành mạch bình thường, không huyết khối.
Siêu âm Doppler màu:
Chân phải: Cho noi TM hien lon - đùi (+). TM sâu (-)
Chân phải: Cho noi TM hien lon - đùi (+). TM sâu (+)
Kết luận: Giãn + suy van cho noi TM hien lon - đùi 2 chi dưới. Suy van TM sâu trái.

Khi tôi đem kết quả về đưa bác sĩ khớp nối BV Chợ rẫy xem thì bác sĩ cho tôi uống thêm DAFLON 500mg kèm theo các thuốc khớp cũ trước vẫn uống là Glucosamin, MELCOM và 1 vài thuốc giảm đau khác mà tôi không rõ tên vì không có vỏ thuốc. Tôi theo liệu trình điều trị này uống liên tục không nghỉ từ tháng 3/2014 đến nay nhưng không thấy giảm, mà chân phải, chỗ đầu gối ngày càng đau nhức dữ dội hơn, về đêm đau nhiều hơn ban ngày, không ngủ được, và khi đau không đi lại được, không co duỗi được và ở nguyên 1 tư thế ban đầu trước khi đau.
Tôi nghe nhiều người nói giãn tĩnh mạch phải có nhiều mạch máu bên ngoài da, nhưng 2 chân tôi vẫn trơn láng như bình thường, không có mạch máu gì xuất hiện, nhưng lại rất đau nhức, tê và muốn liệt không đi được khi đau.
Tôi xin bác sĩ tư vấn cho căn bệnh của tôi, cho tôi địa chỉ uy tín để tôi đi khám lại toàn bộ và chữa trị bệnh. Tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 22/07/2016 vào lúc 11:33:32
Chào chị Hoa!
Các triệu chứng đau, tê và nhức ở chân như chị mô tả là triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Dựa vào kết quả siêu âm có thể nói chị bị suy giãn tĩnh mạch sâu. Suy giãn tĩnh mạch (SGTM) có 2 dạng là SGTM sâu và SGTM nông. Khi bị SGTM nông bệnh nhân mới quan sát thấy các tĩnh mạch (mạch máu) nổi bên ngoài da, còn SGTM sâu thì các tĩnh mạch bị suy nằm sâu bên trong nên không thể quan sát bằng mắt được.
Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch thường kéo dài, vì thế sử dụng thuốc tây không phải là lựa chọn tốt, chị nên sử dụng VENPOTEN có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn hơn khi sử dụng lâu dài vì không có tác dụng phụ.
Chị dùng như sau:
- VENPOTEN: Sáng 2v chiều 1v/ ngày trong 1 tháng. Sau uống 2v sáng / ngày trong 5 tháng. Sau 5 tháng nếu các triệu chứng giảm 80-90% chị duy trì ngày 1v.
- OMEGA3- CARDIO : Ngày 2v uống lúc trưa.
- Chị bỏ một chai nước trong ngăn đá tủ lạnh, mỗi buổi chiều chờm hai chân khoảng 15 phút. Khi nào không còn đau chân nữa thì thôi.
- Khi dùng VENPOTEN chị nên ngưng những thuốc tây như: Daflon, thuốc giảm đau. VENPOTEN có hiệu quả trên 90% bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Chị có thể tiếp tục dùng Glucosamin.

Bên cạnh việc sử dụng VENPOTEN chị cần kết hợp kiêng cữ trong hoạt động hằng ngày:
1. Đi bộ để giúp máu lưu thông.
2. Tránh mang vác, xách đồ nặng.
3. Giữ trọng lượng cơ thể tránh thừa cân, chế độ ăn hợp lý để tránh táo bón.
4. Không ngồi bắt chéo chân.
5. Nâng cao chân bất cứ khi nào có thể, kê chân cao khi ngồi hay nằm.
6. Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài mà không nghỉ giải lao để di chuyển.
7. Tập cử động các khớp cổ chân, co duỗi để máu lưu thông.
8. Kê chân cao khi nằm sẽ làm cho các tĩnh mạch được nghỉ ngơi và giải phóng bớt áp lực lên tĩnh mạch chân.
9. Mặc vớ hỗ trợ, vớ áp lực khi tập thể dục hay lúc đi nhiều đứng nhiều. Vớ áp lực hay còn gọi là vớ ép y khoa, vớ tĩnh mạch, hiện tại công ty có sản phẩm vớ Venpoten Stocking hỗ trợ rất tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Vớ tạo áp lực mạnh ở phần mắt cá, giảm áp lực dần cho đến phần đùi, làm cho máu dể dàng chảy ngược lên tim. Kết quả là giúp ngăn ngừa sưng và có thể giữ cho các tĩnh mạch đã giãn không trầm trọng hơn.

Gửi bởi: NGUYEN THI TRUC LOAN

Ngày 12/07/2016 vào lúc 11:07:54
Xin chào bác sĩ !
Bac sĩ ơi , cho em hoi mẹ em bi suy gian tinh mạch thường siêng đau nhức dẫn tới mất ngũ, đã đi khám và điều tị nhều nơi nhưng không hết được.
Xin bác sĩ tư vấn giup Em nhe, Em xin chan tành cam ơn

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 22/07/2016 vào lúc 11:32:07
Chào chị Loan!
Không giống như bệnh cảm sốt, nhức đầu thông thường có thể khỏi sau vài ngày điều trị. Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mãn tính, là một dạng lão hóa của cơ thể, việc điều trị bệnh đòi hỏi sự kiên trì, kết hợp giữa việc dùng thuốc, mang vớ ép và kiêng cữ trong hoạt động hàng ngày. Người bệnh cần lựa chọn và kiên trì theo đuổi một quy trình điều trị để có kết quả tốt nhất.
Thông thường 1 liệu trình điều trị của bệnh nhân suy tĩnh mạch dùng thảo dược Venpoten là 5 tháng. Dùng Venpoten trên 1 tháng đã thấy các triệu chứng bệnh bắt đầu giảm. Đối với người già, cơ địa hấp thu thuốc thường kém hơn nên có khi tác dụng chậm hơn.
Chị Loan nên tham khảo tài liệu suy giãn tĩnh mạch chân để hiểu biết rõ hơn về bệnh và các phương pháp kiêng cữ để quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn. Chị nên cho mẹ dùng như sau:
- VENPOTEN: Sáng 2v chiều 1v/ ngày trong 1 tháng. Sau uống 2v sáng / ngày trong 5 tháng. Sau 5 tháng nếu các triệu chứng giảm 80-90% chị duy trì ngày 1v.
- OMEGA3- CARDIO : Ngày 2v uống lúc trưa.
- Chị bỏ một chai nước trong ngăn đá tủ lạnh, mỗi buổi chiều chờm hai chân cho bà khoảng 15 phút bà sẽ ngủ rất ngon.
Chúc mẹ chị mau khỏe!

Gửi bởi: vu ngoc linh

Ngày 11/07/2016 vào lúc 13:38:10
năm nay tôi 48 tuổi , dạo này tôi thấy hai chân đi lại rất mỏi , đứng lâu không đứng được , mỏi hết cơ đầu gối , vậy tôi có uống được thuốc venpoten không bác sĩ ?

Gửi bởi: muon

Ngày 09/07/2016 vào lúc 17:25:18
xin chào bác sĩ!
em nam nay 22t, em la sinh vien, do năm nay em ngồi học cả ngày, toàn là ngồi bệt trên sàn, nên khi đứng lên chân bị đau, tê buốt, co rút( giống như bị chuột rút) không đi bình thường được, phải đứng một lúc mới có thể đi, sau khi đứng vận động thì ngồi xuống mà bị đau không thể ngồi được nữa, lúc nằm ngủ chân đau cũng không thể nằm được, đi khám thì bác sĩ nói bị suy giảm tĩnh mạch, không biết là có phải không ạ? mà em co uống thuốc cũng không hết, vẫn bị đau, tê chân, nhưng chưa thấy chân bị phù hay nổi gân như hiện tượng ở trên. cho em hỏi là có thể dùng thuốc VENPOTEN không ạ?

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 17/07/2016 vào lúc 09:55:31
Chào em muon!
Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường thấy ở người lớn tuổi. Theo em mô tả và tuổi em còn trẻ (22t) thì em mới bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới giai đoạn đầu. Trường hợp của em phát hiện bệnh sớm và điều trị ngay là tốt, tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Dựa vào các triệu chứng đau, tê buốt, chuột rút và dựa vào chẩn đoán của bác sĩ thì đúng là em đã bị suy giãn tĩnh mạch.

Không giống như bệnh cảm sốt, nhức đầu thông thường có thể khỏi sau vài ngày điều trị. Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mãn tính, là một dạng lão hóa của cơ thể, việc điều trị bệnh đòi hỏi sự kiên trì. Em có thể dùng VENPOTEN để điều trị. VENPOTEN có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn hơn khi sử dụng lâu dài vì không có tác dụng phụ. Khi dùng VENPOTEN em không cần dùng thêm loại thuốc suy giãn tĩnh mạch nào khác.

Liều điều trị 2v/ngày uống liên tục trong 4-5 tháng. Sau 4-5 tháng sử dụng VENPOTEN các triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch đã giảm rõ rệt thì em có thể sử dụng liều duy trì (1viên/ngày thay vì 2viên/ngày như trước) để bệnh không tái phát.

Ngoài ra em cần kết hợp chế độ tập luyện và kiêng cữ sẽ tốt hơn. Tham khảo Tài liệu tìm hiểu bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Gửi bởi: ngọc

Ngày 18/04/2016 vào lúc 19:42:22
xin chào bác sĩ!
em năm nay 24t , công việc của em là nhân viên ban hàng, phải đứng trong thời gian dài. Gần đây chân em( bắp đùi) em có những mạch máu li ti nổi lên rất nhiều ở chân bên trái, em thường hay bị mỏi chân, mỗi lần đi làm về thường đau chân, em lên mạng tìm hiểu thấy biểu hiện giống như bệnh suy giảm tĩnh mạch ở chân, Xin bác sĩ tư vấn cho em nếu đi khám thì cần khám những gì , em xin chân thành cảm ơn

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 24/04/2016 vào lúc 15:20:39
Nhân viên bán hàng là nghề nghiệp có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân cao. Em nên đến bệnh viện hay phòng khám có siêu âm màu xin làm : " Siêu âm màu(doppler) mạch máu hai chân" sẽ xác định có suy giãn tĩnh mạch hay không.
BS Thùy Linh

Gửi bởi: Yến Nguyễn

Ngày 12/04/2016 vào lúc 22:19:36
Xin chào bác sĩ !
Tôi năm nay 28 tuổi, trong một lần tình cờ mặc quần short chị hàng xóm ( làm dược sĩ ) có thấy chân tôi và hỏi :" em bị giãn tĩnh mạch à? " tôi có lên mạng tra và thấy bài viết của bác sĩ, tình trạng của tôi không nhiều, chỉ thấy xuất hiện những gân tím diện nhỏ ở dưới đầu gối. Tôi rất hay tê chân khi ngồi khoanh chân lâu và Công việc của tôi là giáo viên. tôi khá mập ( 1m70 -75kg ). Tôi muốn hỏi bác sĩ liệu tôi có thể dùng Venpoten để phòng ngừa giãn tĩnh mạch năng thêm không? Tôi chưa thấy hiện tượng đau chân hay bất cứ hiện tượng nào như đau khớp. Xin cảm ơn bác sĩ :)

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 18/04/2016 vào lúc 13:49:14
Giáo viên là một nghề nghiệp có nguy cơ cao mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Theo mô tả của em, em đã bị suy giãn tĩnh mạch. Em có thể dùng Venpoten để làm chậm diễn tiến của bệnh. Venpoten 2v/ ngày uống trong 5 tháng. Sau còn 1v/ ngày duy trì hoài.
BS Thuỳ Linh

Gửi bởi: PhamThanh

Ngày 25/03/2016 vào lúc 11:27:43
Chào Bác sĩ, con năm nay 23 tuổi, cách đây 8 năm chân con về đêm rất lạnh, phần bắp chân nổi nhiều nốt đỏ dưới da như muỗi chích, thường tê ở bàn chân, mắc cá chân, chuột rút ở các ngón chân. Sau đó 2 năm các vết đỏ nhiều dần-> tím, vùng mắt cá và dưới bàn chân bắt đầu bị loét từ trong da, sưng lên rất đau, phần mạch máu ở vùng mắt cá chân cũng phù to ra, còn từ mắt cá chân trở lên thì ko có biểu hiện gì chỉ hơi tím tái nếu đứng lâu. Sau thời gian đó các vết thương tự lành và 1 năm sau phát lại. Đến năm 2011- 2012, con điều trị ở bệnh viện 115, chụp doppler kết luận suy tĩnh mạch sâu 2 chi dưới ko có huyết khối, thuốc điều trị daflon và 1 số thuốc khác, tái khám có BS nói là viêm tĩnh mạch mạn ngoại biên. Sau thời gian điều trị và mang vớ, thì ko loét nữa, nhưng chân vẫn còn tím tái, nhiều nhất là từ mắt cá chân trở xuống, ko còn tê, ko còn chuột rút, gân ko nổi lên, vẫn bình thường. Thời gian gần đây, vùng gần cổ tay, có nổi nhiều hạt đỏ li ti dưới da như muỗi chính, nếu ngồi trong máy lạnh, tay cũng nổi tím tái như ở vùng chân. Triệu chứng bệnh hiện giờ là dưới da phần bàn chân nhìn ngoằn ngoằn tím tím rất nhiều, gân ko nổi lên. Bác sĩ cho con hỏi vậy hiện tại tình trạng bệnh của con là thế nào và có sử dụng Venpoten dc ko ạ? Còn vết sẹo thêm đen lâu năm dưới chân do bệnh để lại có điều trị bằng laser được ko ạ. Mong được bác sĩ giải đáp, con cảm ơn ạ.

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 25/03/2016 vào lúc 16:18:37
Theo mô tả của em, bệnh của em rất điền hình của tình trạng suy tĩnh mạch và viêm mạch ngoại biên. Em có thể dùng Venpoten và Omega3-cardio như sau:
-1. Venpoten 2vx2/ ngày trong 1 tháng, sau giảm còn 2v/ ngày uống trong 5 tháng. Sau còn 1v/ ngày duy trì hoài.
2. Omega3-cardio: 2v/ ngày.
Venpoten là sản phẩm thảo dược nên có thể dùng trong thời gian dài.
Vấn đề sẹo cũ chị không có nhiều kinh nghiệm em nên tư vấn với BS da liễu.
BS Thùy Linh

Gửi bởi: Lê Đức Anh

Ngày 21/03/2016 vào lúc 17:04:22
TÔI ĐANG ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP. bs ĐANG CHO UỐNG THUỐC CAO HUYẾT ÁP, HỖ TRỢ TIM VÀ BỆNH MỠ MÁU. TÔI CÓ DÙNG ĐƯỢC VENPOTEN KHÔNG. TÔI CŨNG BỊ GIÃN TĨNH MACH (Nổi nhiều gân xanh ). cẢM ƠN XIN HỒI ÂM SỚM.

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 25/03/2016 vào lúc 15:45:14
Venpoten có thể dùng chung với tất cả các loại thuốc. Venpoten không nên được dùng chung với các thuốc hay sản phẩm điều trị suy giãn tĩnh mạch khác vì sẽ làm mất hiệu quả của Venpoten.
BS Thùy Linh

Gửi bởi: Diep Le

Ngày 07/03/2016 vào lúc 22:35:21
Xin hoi bac si neu uong thuoc venpoten trong 6thang ma chan van con sung thi co bi gi khong thua bac si

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 25/03/2016 vào lúc 14:35:34
Nếu dùng Venpoten sau 6 tháng vẫn còn sưng xin gọi trực tiếp cho tôi: 0906705500 để tôi có thể hỏi nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này ( thuốc uống, nghề nghiệp, cách dùng Venpoten...)và đưa ra hướng điều trị cụ thể.
BS Thùy Linh

Gửi bởi: le thi minh hien

Ngày 28/02/2016 vào lúc 20:23:08
ba ngoai toi bi phu chan vay dung venpoten co giam duoc khong

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 06/03/2016 vào lúc 16:28:38
Phù chân ở người lớn tuổi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Chị nên đưa bà làm xét nghiệm tổng quát và siêu âm màu mạch máu hai chân. Nếu phù chân chỉ do suy tĩnh mạch thì dùng Venpoten sẽ giảm.
BS Thùy Linh

Gửi bởi: BÙI THỊ MẪN

Ngày 10/04/2016 vào lúc 08:16:16
Gởi bác sĩ Thùy Linh,
Tôi năm nay 29 tuổi, trước đây có hiện tượng nặng chân khi đứng lâu, ngồi chòm hõm là rất mỏi chân(phải có ghế ngồi), nhìn thấy gần dưới bàn chân có gân xanh nhạt nhạt. Các biểu hiện như vậy không biết có phải bị suy giãn tĩnh mạch không bác sĩ. Tôi có biết đến VENPOTEN, vậy uống venpoten trong việc điều trị mà không dùng thuốc tây có được không?Nếu dùng venpoten đến khi các triệu chứng trên hết thì ngưng thuốc hay sao bác sĩ.Mong bs giải đáp thắc mắc giúp tôi.
Cảm ơn bác sĩ.
Mẫn

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 01/05/2017 vào lúc 23:39:45
Những triệu chứng như em mô tả tôi nghĩ nhiều đến suy giãn tĩnh mạch. Để xác định bệnh em làm siêu âm màu (doppler) mạch máu hai chân.
Đối với suy giãn tĩnh mạch chỉ cần dùng một mình Venpoten.
Em dùng Venpoten sáng 2v chiều 1v trong vòng một tháng, sau còn 2v/ ngày (có thể dùng một lần) trong 5 tháng. Sau đó em có thể duy trì 1v /ngày. Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh mãn tính nên điều trị là lâu dài và cũng tùy tình trạng bệnh mà liều duy trì là 1v hay 2v/ ngày.
BS Thùy Linh

Gửi bởi: pham quang minh

Ngày 29/03/2016 vào lúc 17:23:53
ba chau bi tai bien gan 20 nam nay va hien gio chan cua ba bi sung va tim lai, di kham thi cac bac si bao la ba bi suy dan van tinh mach chi duoi va phai uong thuoc,mang vo suot doi.
chau muon hoi ben dong y co cach nao chua duoc benh nay khong a.
chau xin chan thanh cam on.
http://www.flickr.com/photos/94466119@N02/8599138857/in/photostream
http://www.flickr.com/photos/94466119@N02/8600237990/in/photostream
http://www.flickr.com/photos/94466119@N02/8599138827/in/photostream
http://www.flickr.com/photos/94466119@N02/8599138857/in/photostream
http://www.flickr.com/photos/94466119@N02/8600238002/in/photostream

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 01/05/2017 vào lúc 23:51:00
Trường hợp của ba cháu dùng như sau:
- Venpoten sáng 2v chiều 1v cho đến khi nào hết phù hoàn toàn thì dùng 2v/ ngày (có thể dùng một lần duy nhất)
- Omega3-cardio: 2v/ ngày
Trường hợp ba cháu có thể không mang vớ ép y khoa
BS Thùy Linh

Gửi bởi: huynh ngoc cam

Ngày 20/03/2016 vào lúc 10:55:33
bo toi bi suy gian tinh mach chan gan 3 nam roi, uong rat nhieu loai thuoc tay ma chua het, hom nay toi doc duon loai thuoc venpoten dieu tri suy gian tinh mach chan, nhung hien tai toi dang o huyen Hoai An - tinh Binh Dinh, khong biet mua loai thuoc nay o dau. mong bac si tu van va chi cho de toi mua thuoc. cam on bac si

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 01/05/2017 vào lúc 23:57:43
Nhiều bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch điều trị nhiều loại thuốc tây không đở, từ năm 2009 Venpoten có mặt tại thị trường Việt Nam đã giúp nhiều bệnh nhân. Venpoten được rất nhiều bệnh nhân tin dùng, anh hãy cho ông dùng như sau:
- Venpoten sáng 2v chiều 1v trong một tháng, sau đó 2v/ ngày (có thể dùng một lần) và duy trì luôn (vì ông bệnh đã lâu)
- Omega3-cardio: 2v / ngày
Anh liên hệ 08-38208315 để được hướng dẫn chỗ mua Venpoten.
BS Thùy Linh

Gửi bởi: Lê thị Sáu- 62 tuổi- Lâm Đồng

Ngày 04/10/2016 vào lúc 14:31:34
Tôi siêu âm Doppler màu 2 chi dưới kết luận có hình thành huyết khối trong tĩnh mạch chày sau và các tĩnh mạch dẫn lưu chân trái. Vậy tôi phải điều trị như thế nào? Và điều trị bằng thuốc VENPOTEN được không?

Gửi bởi: thuylinh

Ngày 01/05/2017 vào lúc 23:44:40
Chị siêu âm có huyết khối trong tĩnh mạch, chị phải dùng thuốc chống đông. Dùng thuốc chống đông phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Cùng với dùng thuốc chống đông chị dùng Venpoten 2v/ ngày. Chị nên liên hệ với tôi 0906705500 để tôi hướng dẫn cụ thể.
BS Thùy Linh
BÁC SĨ THÙY LINH
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
090 670 5500

ĐẶT HÀNG - MUA HÀNG
(028) 6684 3862
(028) 38208315
(T2-T6: 8h-17h
T7: 8h-12h)
khuyến mãi mua hàng online
TÌM KIẾM
Tìm nâng cao  
WEB LIÊN KẾT