Đái tháo đường - tiểu đường

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường như thế nào?

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường như thế nào?
Theo tiêu chí chẩn đoán bệnh đái tháo đường được WHO công nhận năm 1998, do Ủy ban các chuyên gia về chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Đái Tháo Đường của Mỹ tại Boston (6/1997), để chẩn đoán bệnh ĐTĐ, có các phương pháp như sau:

Đường huyết lúc đói (lấy máu thử đường huyết sau 8 giờ nhịn đói)

- Nếu nhỏ hơn 100mg/dl (5.5 mmol/l) là bình thường.
- Nếu lớn hơn hay bằng 100mg/dl và nhỏ hơn 126mg/dl (7mmol/l) là rối loạn đường huyết đói.
- Nếu lớn hơn hay bằng 126 mg/dl (7mmol/l): chẩn đoán tạm thời là đái tháo đường, cần xét nghiệm lại một lần nữa để có chẩn đoán chính xác.

Nghiệm pháp dung nạp glucose (đo đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose)

- Nếu nhỏ hơn 140mg/dl (7.7 mmol/l) là dung nạp glucose bình thường.
- Nếu lớn hơn hay bằng 140mg/dl và nhỏ hơn 200mg/dl (11,1 mmol/l) là rối loạn dung nạp glucose.
- Nếu lớn hơn hay bằng 200mg/dl: chẩn đoán tạm thời là đái tháo đường (cần lặp lại lần hai để chẩn đoán xác định).

Chẩn đoán khác:

Một mẫu đường huyết bất kỳ lớn hơn hay bằng 200mg/dl (11.1 mmol/l) cùng với triệu chứng tăng đường huyết: uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, cơ thể gầy đi nhiều hay có tình trạng nhiều ceton được chẩn đoán là đái tháo đường.

Lưu ý: Nhiều nghiên cứu cho thấy những người rối loạn dung nạp glucose có tỷ lệ bệnh tim mạch tương đương như người bị đái tháo đường (biến chứng tim mạch là biến chứng gây tử vong nhiều nhất ở người đái tháo đường) 


Các bài khác:
BÁC SĨ THÙY LINH
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
090 670 5500

ĐẶT HÀNG - MUA HÀNG
(028) 6684 3862
(028) 38208315
(T2-T6: 8h-17h
T7: 8h-12h)
khuyến mãi mua hàng online
TÌM KIẾM
Tìm nâng cao  
WEB LIÊN KẾT