Giãn tĩnh mạch thường nặng hơn trong thời kỳ thứ ba hay 3 tháng cuối của thai kỳ. Trong giai đoạn này, các tĩnh mạch bị sưng giãn và sậm màu, các tĩnh mạch mạng nhên bị vỡ tổn thương sẽ xuất hiện trên chân, một số trường hợp có thể rất nghiêm trọng. Mang thai đôi hay nhiều con nguy cơ giãn tĩnh mạch sẽ nhiều hơn. Do đó giãn tĩnh mạch có thể được phát hiện trong những tháng cuối rõ hơn trong những tháng đầu.
Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Ngoài hình dạng tĩnh mạch ngoằn nghèo mất thẩm mỹ xuất hiện ở chân, thì các triệu chứng như phù chân, đau và yếu; nặng chân xuất hiện, đặc biệt vào cuối ngày. Một số truờng hợp có đổi màu sắc ở vùng cổ chân.
Đôi khi tĩnh mạch giãn có thể trở nên xơ cứng, đỏ và đau và có thể hình thành một số cục máu đông gọi là huyết khối. Nếu nghi ngờ các triệu chứng của huyết khối trong tĩnh mạch trong khi mang thai, lập tức phải gặp ngay bác sĩ để kiểm tra.
Chẩn đoán giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Giãn tĩnh mạch thông thường được chẩn đoán dựa trên thăm khám đơn giàn, không cần phải làm xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu giãn tĩnh mạch có nghi ngờ tắc mạch do huyết khối thì sẽ được chỉ định siêu âm Doppler để phát hiện cục máu đông, xét nghiệm này không gây đau và còn giúp phát hiện chức năng các van ở háng cũng như lưu lượng máu đổ vào chân.
Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Nội tiết tố (hormon)
Hormone giới tính nữ là một trong những nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ. Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể biến đổi, một trong những biến đổi hay gặp là sự gia tăng lượng progesterone đưa đến tình trạng giãn và sưng các tĩnh mạch, các hormon này là nguyên nhân gây hình thành các tĩnh mạch sợi và tĩnh mạch mạng nhện trong quá trình mang thai.
Yếu tố di truyền
Khả năng bị giãn tĩnh mạch dễ xảy ra khi có người thân trong gia đình đã mắc phải bệnh này và khả năng sẽ trầm trọng hơn trong mỗi kỳ mang thai. Một khi có yếu tố di truyền và đã bị giãn tĩnh mạch trong lần mang thai đầu tiên thì giãn tĩnh mạch sẽ tăng lên trong những lần mang thai tiếp theo. Nói chung, những người phụ nữ mang thai nhiều lần có xu hướng giãn tĩnh mạch nặng hơn trong mỗi lần mang thai.
Tác động của tử cung có thai trên giãn tĩnh mạch
Khi mang thai, lượng máu sẽ tăng lên trong cơ thể làm tăng thêm gánh nặng trên tĩnh mạch. Thai nhi phát triển, tăng nhu cầu lượng máu chảy trong tĩnh mạch khoang chậu tăng tạo ra áp lực lên các tĩnh mạch lớn ở vùng chậu. Bào thai phát triển và chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới nằm phía bên phải của cơ thể, làm gia tăng áp lực đẩy vào tĩnh mạch chân và là nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch khi mang thai.
Ngoài lý do như mang thai đôi hay ba là nguyên nhân dể phát triển các tĩnh mạch giãn, một phần là do áp lực của tử cung mang thai, một phần là do tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Lý do khác là do thừa cân hoặc đứng một chổ lâu trong thời khi mang thai, vì cả hai trường hợp này đều tạo thêm áp lực lên các tĩnh mạch và dễ dẫn đến giãn tĩnh mạch.
Tư vấn chăm sóc đôi chân bị giãn tĩnh mạch trong thời gian mang thai
Vì không thể thay đổi tiền sử gia đình hay thay đổi tử cung mang thai ngày một lớn lên, nên một số biện pháp có thể làm để giúp cải thiện giãn tĩnh mạch như sau:
Điều trị giãn tĩnh mạch ở người có thai thường khó khăn vì đa số các thuốc uống đều chống chỉ định hay thận trong ở phụ nữ mang thai. Các hỗ trợ không dùng thuốc là lựa chọn thích hợp.
Nên tìm tư vấn của chuyên gia nếu thấy những bất thường của suy tĩnh mạch.
Nếu thấy dấu hiệu huyết khối hoặc cục máu đông trong tĩnh mạch trong khi mang thai, phải đến gặp bác sĩ khẩn cấp.
Nếu thấy giãn tĩnh mạch không khỏi 3 tháng sau khi sinh con, phải đến gặp bác sĩ để tư vấn điều trị.
|
Các bài khác: |
Gửi bởi: Nguyễn thông phương lam
Ngày 18/08/2018 vào lúc 13:38:52Gửi bởi: bsthuylinh
Ngày 26/08/2018 vào lúc 11:22:26Gửi bởi: Vũ Xoan
Ngày 18/07/2018 vào lúc 22:05:45Gửi bởi: bsthuylinh
Ngày 19/07/2018 vào lúc 16:27:23Gửi bởi: Nguyễn liên
Ngày 14/07/2018 vào lúc 11:39:02Gửi bởi: bsthuylinh
Ngày 17/07/2018 vào lúc 16:25:12Gửi bởi: Nguyen lien
Ngày 22/07/2018 vào lúc 11:05:01Gửi bởi: Nguyễn Hà Vy
Ngày 22/03/2018 vào lúc 21:26:30Gửi bởi: bsthuylinh
Ngày 02/04/2018 vào lúc 16:23:41Gửi bởi: Tuyết nương
Ngày 19/11/2017 vào lúc 20:59:45Gửi bởi: bsthuylinh
Ngày 20/11/2017 vào lúc 10:06:34Gửi bởi: Trần thị hà
Ngày 19/08/2017 vào lúc 19:32:56Gửi bởi: bsthuylinh
Ngày 02/09/2017 vào lúc 01:07:37Gửi bởi: Thu Hoanh
Ngày 16/07/2017 vào lúc 20:49:03Gửi bởi: Nguyễn hiệp
Ngày 04/08/2017 vào lúc 16:26:09Gửi bởi: Phạm Thị tuyết nương
Ngày 19/06/2017 vào lúc 23:10:34Gửi bởi: Trần Việt
Ngày 09/04/2017 vào lúc 23:26:19Gửi bởi: bsthuylinh
Ngày 19/04/2017 vào lúc 14:59:19Gửi bởi: Nguyễn kiều yến
Ngày 22/03/2017 vào lúc 14:31:46Gửi bởi: bsthuylinh
Ngày 03/04/2017 vào lúc 01:03:37Gửi bởi: Nguyen huu duy
Ngày 20/01/2017 vào lúc 22:06:24Gửi bởi: bsthuylinh
Ngày 06/02/2017 vào lúc 00:42:39Gửi bởi: Vu tam
Ngày 10/11/2016 vào lúc 13:23:04Gửi bởi: bsthuylinh
Ngày 14/11/2016 vào lúc 01:40:16Gửi bởi: tuyet
Ngày 03/10/2016 vào lúc 10:04:21Gửi bởi: bsthuylinh
Ngày 06/10/2016 vào lúc 10:17:52Gửi bởi: nguyen hoa
Ngày 18/09/2016 vào lúc 09:09:23Gửi bởi: bsthuylinh
Ngày 23/09/2016 vào lúc 00:43:02Gửi bởi: cam mi
Ngày 15/08/2015 vào lúc 18:17:08Gửi bởi: thuylinh
Ngày 20/08/2015 vào lúc 14:16:08
Gửi bởi: Ngọc Hân
Ngày 30/09/2020 vào lúc 20:23:15Gửi bởi: thuylinh
Ngày 17/10/2020 vào lúc 08:54:28Triệu chứng của em không phải suy giãn tĩnh mạch, không ảnh hưởng đến mẹ & bé nhé