![]() |
1. Stress giống nhau đối với mọi người
Stress không giống nhau đối với mọi người và không phải mọi người đều trải qua stress theo cùng một cách. Một sự việc có thể gây stress cho người này nhưng không là stress đối với người khác , và mỗi người đều có những cách phản ứng khác nhau khi có stress. Ví dụ, một người có thể bị stress khi cứ phải trả tiền hóa đơn hàng tháng nhưng với người khác điều đó không phải là vấn đề. Một số người cảm giác bị stress khi làm một công việc có áp lực cao, nhưng đồi với người khác đó lại là sở thích.
2. Đối với bạn, stress luôn luôn là tệ hại
Theo quan điểm này, không có stress sẽ làm bạn hạnh phúc và khỏe mạnh. Nhưng điều này không đúng: stress với con người giống như tình trạng căng của dây đàn: quá chùng thì nhạc sẽ buồn tẻ, quá căng thì nghe chói tai.
Bản thân stress không xấu (đặc biệt với stress nhẹ). Stress có thể là một nụ hôn của tử thần hoặc là gia vị của cuộc sống, điều then chốt là ta biết cách kiểm soát stress. Kiểm soát tốt stress sẽ giúp chúng ta cảm giác có ích và thấy hạnh phúc, trong khi không biết kiểm soát chúng sẽ làm ta tổn thương và sẽ càng bị stress hơn.
3. Stress hiện diện khắp mọi nơi nên không thể làm gì với chúng
Điều này cũng tương tự bạn có thể gặp tai nạn xe cộ bất cứ lúc nào khi bạn lưu thông trên đường, nhưng chúng ta không thể không ra đường.
Bạn có thể lập kế hoạch cho cuộc sống của bạn để stress không thể lấn át bạn. Một kế hoạch hiệu quả là xác định những điều gì là ưu tiên và làm những điều đơn giản trước, giải quyết chúng, sau đó đến những việc phức tạp hơn.
4. Những phương pháp làm giảm stress phổ biến nhất là cách giảm stress tốt nhất
Không có cách giảm stress nào hiệu quả cho hầu hết mọi người. Tất cả chúng ta là những thực thể hoàn toàn khác nhau – Cuộc sống chúng ta khác nhau, các tình huống chúng ta gặp khác nhau và phản ứng của chúng ta với stress cũng khác nhau. Chương trình kiểm soát stress toàn diện nhắm vào từng cá nhân là tốt nhất. Tuy nhiên, những cuốn sách hướng dẫn nhiều cách tự kiểm soát stress cũng có nhiều lợi ích và bạn nên thực hành chúng mỗi ngày.
5. Không có triệu chứng nghĩa là không có stress
Không có triệu chứng không có nghĩa là bạn không bị stress. Thực tế, nhiều thuốc che dấu các triệu chứng, làm mất đi những tín hiệu của tình trạng căng thẳng của hệ tâm thần kinh và thực thể. Cảm giác lo lắng, hoặc đơn giản chỉ là cảm giác kiệt sức mọi lúc cũng có thể là dấu hiệu thực thể của stress. Cảm giác quá sức, khó tập trung là những dấu hiệu tâm thần thường gặp của stress.
6. Chỉ quan tâm đến những triệu chứng quan trọng của stress
Lầm lẫn này cho rằng có thể bỏ qua một cách an toàn những triệu chứng “nhẹ” như đau đầu, hoặc ợ chua, Những triệu chứng nhẹ của stress là những cảnh báo sớm rằng cuộc sống của bạn đang vuột khỏi tầm tay và bạn cần làm điều gì đó tốt hơn để kiểm soát stress.
Nếu chờ đến khi có triệu chứng nghiêm trọng hơn (như là nhồi máu cơ tim), có thể đã quá muộn. Những dấu hiệu cảnh báo sớm này được lắng nghe tốt nhất từ lúc đầu. Thay đổi lối sống (như tập luyện thể lực nhiều hơn) để giải quyết những dấu hiệu cảnh báo sớm này sẽ ít tốn kém hơn là giải quyết các hậu quả do không lắng nghe chúng.
Theo Hội tâm thần học Mỹ (American Psychological Association)
![]() |
|
Các bài khác: |