Như các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch ở người không mang thai, bạn sẽ có:
- Đau chân và nặng chân: Những triệu chứng này có thể xuất hiện ở những tháng đầu của thai kỳ
- Phù chân: Người mang thai thường thấy phù chân ở những thai cuối thai kỳ, nhưng bạn sẽ thấy phù xuất hiện sớm hơn nhất là ở vùng mắt cá chân
- Chuột rút (vọp bẻ), cảm giác tê chân, châm chích như có kiến bò vùng cẳng chân…
- Gân xanh: tĩnh mạch có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau, màu xanh hoặc tím đỏ (tĩnh mạch hình mạng nhện).
- Da vùng chân thay đổi màu sắc, ngứa, chàm rất khó chữa lành.
- Bạn có thể bị loét chân.
- Đôi khi tĩnh mạch giãn có thể trở nên xơ cứng, đỏ và đau và có thể hình thành một số cục máu đông gọi là huyết khối.
Ngoài các triệu chứng trên người mang thai bị suy giãn tĩnh mạch còn có:
- Do tĩnh mạch vùng âm hộ bị giãn bạn có thể cảm thấy đau, sưng vùng này và thật là không thoải mái chút nào khi ngồi.
- Bệnh trĩ.
Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Suy giãn tĩnh mạch có thể được chẩn đoán bằng thăm khám thông thường, tuy nhiên bạn nên xác định bằng siêu âm Doppler mạch máu. Siêu âm Doppler sẽ phát hiện xem bạn có cục máu đông hay có tắc nghẽn mạch không.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Điều trị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là một việc khó khăn.
Bạn đang mang thai, bạn bị hạn chế dùng những sản phẩm điều trị. Những biện pháp can thiệp khác cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng mới áp dụng cho bạn.
Vì không thể thay đổi tiền sử gia đình hay thay đổi tử cung mang thai ngày một lớn lên, sau đây là những lời khuyên thật hữu ích cho bạn:
1. Hãy điều trị suy giãn tĩnh mạch trước khi mang thai.
Nếu bạn phát hiện mình bị suy giãn tĩnh mạch hay lần mang thai trước bạn đã bị suy giãn tĩnh mạch hãy điều trị nó thật đàng hoàng. Điều này giúp cho tĩnh mạch của bạn mạnh và săn chắc trước khi bạn mang thai.
2. Kê cao chân bất cứ lúc nào có thể.
Hãy kê cao chân bạn hơn mông. Tư thế tốt nhất cho bạn là nằm nghiêng bên trái với chân kê cao.
Bạn hãy bỏ tư thế bắt chéo chân.
3. Hãy di chuyển.
Bạn đừng bao giờ ngồi hay đứng trong một thời gian dài mà không nghỉ giải lao.
Trong khi ngồi hay đứng bạn nên cử động chân, cổ chân.
4. Thay đổi chế độ ăn
Khi mang thai ngoài việc dinh dưỡng (trình bày bên dưới ) tốt cho bạn và em bé, bạn phải có chế độ ăn để hạn bệnh suy giãn tĩnh mạch.
- Ăn thực phẩm có chất xơ và bổ sung thêm chất xơ
Chất xơ sẽ tránh cho bạn bị táo bón, điều này sẽ làm giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch của bạn. Chất xơ cũng phòng ngừa bệnh trĩ cho bạn. Dùng chất xơ bổ sung để làm mềm phân là biện pháp an toàn khi có thai.
Điều cực kỳ quan trọng là bạn phải uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Dùng những thực phẩm có nhiều vitamin và Vitamin E
Cà chua, đu đủ, quả bơ, hạt hạnh nhân, súp lơ, quả kiwi,….rất giàu Vitamin C và Vitamin E. Vitamin C&E sẽ làm tĩnh mạch của bạn mạnh và săn chắc.
5. Hãy kiểm soát trọng lượng của bạn.
Khi mang thai bạn cần tăng từ 12-15kg . Sáu tháng đầu tiên bạn chỉ nên tăng từ 3- 5kg. Phần còn lại là của ba tháng cuối thai kỳ. Bạn đừng lên cân quá nhanh cũng như quá nhiều sẽ tốt cho đôi chân của bạn.
6. Dùng vớ ép y khoa hổ trợ.
Bạn nên dùng loại từ bàn chân đến gối và có áp lực nhẹ. Bạn chỉ nên dùng vớ ép khi phải đi, đứng nhiều và nên cởi ra sau mỗi 3 giờ.
Khi tĩnh mạch nổi lên cứng đỏ và đau phải nhanh chóng khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Cuối cùng bạn đừng quá lo lắng, sau sanh tĩnh mạch của bạn sẽ phục hồi, những tĩnh mạch hình mạng nhện sẽ dần mất đi sau 2-3 tháng. Nếu sau sanh bạn vẫn bị suy giãn tĩnh mạch bạn sẽ còn nhiều phương pháp để điều trị nó.