Nguồn thực phẩm nào có nhiều omega – 3
- Những loại cá có nhiều chất béo omega – 3 DHA và EPA là cá thu, cá hồi, cá trồng, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá tầm…Nên ăn những loại cá này ít nhất hai đến ba lần mỗi tuần.
- Những thực phẩm chứa nhiều ALA, cũng là một loại axít béo omega – 3, khi vào trong cơ thể sẽ được chuyển một phần thành DHA và EPA, là cây óc chó, cây lanh và hạt lanh, dầu ô liu, dầu đậu nành, canola...
Bổ sung omega – 3 như thế nào?
- Các chuyên gia khuyên dùng 1 gram DHA và EPA từ dầu cá mỗi ngày cho những người bị bệnh tim. Những người khỏe mạnh có thể sử dụng đến 4 gram mỗi ngày tùy theo lời khuyên của bác sĩ.
- Tác dụng phụ thường gặp nhất của dầu cá là đầy hơi, khó tiêu.
- Dùng liều cao trên 3 gram một ngày có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Do vậy, những người có uống các thuốc làm giảm tắc hẹp mạch máu như Plavix, Coumadin, hoặc một số thuốc giảm đau hoặc những người có tăng nguy cơ chảy máu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng chất bổ sung omega – 3.
- Lưu ý rằng bản thân DHA không gây vấn đề chảy máu
Những điều cần lưu ý về omega – 3:
- Chọn ăn đúng loại cá: có nhiều loại cá có thể có hàm lượng chất chì cao hoặc các độc chất khác như cá kiếm, cá nhám. Bất kỳ loại cá nào nuôi nào cũng dễ có nồng độ cao chất gây ô nhiễm. Phụ nữ có thai và trẻ em nên tránh những loại cá này. Những người khác không nên ăn các loại cá này quá 200 gram mỗi tuần. Những loại cá nhỏ hơn như cá hồi thiên nhiên, cá mòi thiên nhiên thì an toàn hơn.
- Cân nhắc dùng chất bổ sung như viên dầu cá hoặc dầu tảo. Dầu cá chứa cả DHA và EPA. Dầu tảo chứa DHA và có thể là lực chọn thay thế ở những người không ăn được cá hoặc ăn chay.
- Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng chất bổ sung.
BS Hà Thị Kim Hồng (BV Nhân dân 115)
|