Bệnh trĩ

TRĨ - KHÓ CHỊU KHÔNG CỦA RIÊNG AI

Trĩ là một bệnh lý khá thường gặp. Ở Việt Nam số người bị trĩ chỉ đứng sau bệnh viêm xoang. Bệnh trĩ thường không ảnh hưởng nhiều đến tinh mạng của người bệnh nhưng là một bệnh lý gây khó chịu cho mọi người nếu không điều trị kịp thời và triệt để sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề.

 

BỆNH TRĨ LÀ GÌ?

Trĩ là tình trạng căng phồng, giãn ra của hệ thống tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng đoạn thấp. Bất cứ nguyên nhân nào làm tăng áp lực lên những tĩnh mạch này đều có thể gây bệnh trĩ: Táo bón làm đi đại tiện rặn nhiều, có thai, xơ gan…

Cần chú ý ở những người trên 40 tuổi có dấu hiệu của trĩ là phải phân biệt đây có phải là triệu chứng của ung thư đường tiêu hóa không? Nhất là ung thư vùng hậu môn trực tràng.

KHI NÀO NGHĨ MÌNH BỊ TRĨ?

-         Đau và chảy máu khi đại tiện. Máu khi đi đại tiện trong bệnh trĩ thường là máu đỏ tươi (giống máu chảy khi bị đứt tay), chảy nhỏ giọt, không dính theo phân. Hoặc bạn có thể chỉ thấy ít máu tươi dính theo giấy vệ sinh hoặc thấy máu tươi trong bồn cầu (nếu máu có lẫn chất nhầy như mũi phân coi chừng ung thư).

-         Cảm giác ngứa hoặc thấy kích thích ở vùng hậu môn.

-         Khó chịu hoặc đau vùng hậu môn.

-         Thấy vùng quanh hậu môn căng phồng.

-         Cảm giác có một búi mềm, căng gần hậu môn, có thể đau hoặc căng to hơn khi đại tiện

-         Hoặc nặng hơn, thấy phân cứ chảy rỉ rả ra ngoài hậu môn.

-         Hoặc nếu chảy máu kéo dài, lượng ít làm bạn không chú ý, lâu ngày sẽ làm bạn bị thiếu máu, hay bị chóng mặt, da xanh, người nhợt nhạt…

Các triệu chứng trên còn tùy thuộc vào vị trí của trĩ nằm bên trong hay ngoài hậu môn. Có 2 loại trĩ:

-         Trĩ nội: là loại trĩ nằm bên trong hậu môn. Thường phát hiện khi chảy máu hay sa ra ngoài lúc rặn nhiều.

-         Trĩ ngoại: là loại trĩ nằm dưới da quanh vùng hậu môn.

DO ĐÂU TA BỊ TRĨ?

Các tĩnh mạch quanh hậu môn có khuynh hướng căng lên khi có áp lực và sưng phồng lên, lâu ngày thành búi trĩ. Những nguyên nhân là: rặn nhiều khi đi đại tiện, tiêu chảy hoặc bón kéo dài, béo phì, có thai, giao hợp qua đường hậu môn, xơ gan.Trĩ cũng có khuynh hướng thường gặp hơn khi bạn lớn tuổi vì các mô nâng đỡ tĩnh mạch trong vùng hậu môn, trực tràng có thể bị yếu và giãn ra theo tuổi tác.

NHỮNG BIẾN CHỨNG NÀO CÓ THỂ GẶP DO BỊ TRĨ?

Trĩ là một bệnh lý lành tính, nhưng nếu không điều trị kịp thời và triệt để cũng có thể gây biến chứng. Những biến chứng hay gặp là:

  • Thiếu máu: mất máu mãn tính do chảy máu rỉ rả từ búi trĩ có thể gây thiếu máu. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất sức, chóng mặt, xanh xao…
  • Trĩ bị nghẹt (tắc búi trĩ): do hiện tượng đông máu trong lòng mạch tạo cục máu đông gây tắc mạch, sự cung cấp máu bị tắc. Người bệnh cảm thấy búi trĩ sưng to, đau nhiều, sau sẽ có hiện tượng hoại tử búi trĩ.
  • Viêm nhiễm: Vùng hậu môn trực tràng có rất nhiều vi khuẩn do đó các búi trĩ rất dễ bị viêm nhiễm. Người bệnh cảm thấy đau vùng hậu môn trực tràng, sốt, búi trĩ sưng lên.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ?

Những loại thuốc hay sản phẩm nào có khả năng làm tăng trương lực tĩnh mạch, tăng sức bền thành mạch đều dùng cho trĩ. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ và tránh tái phát bệnh trĩ là không để táo bón:

-   Ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ: ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc. Bạn nên bổ sung một lượng  chất xơ thường xuyên trong khẩu phần ăn, không nên ăn nhiều đột ngột một lượng lớn chất xơ.

-    Uống nhiều nước: uống 6-8 ly nước mỗi ngày (khoảng 1.5 – 2, 3 lít) sẽ giúp phân mềm.

-    Thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ: phần lớn mọi người không ăn đủ lượng chất xơ khuyến cáo trong ngày (khoảng 20 – 35 gr chất xơ/ ngày). Một số nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của thức phẩm chức năng bổ xung chất xơ có cải thiện triệu chứng và chảy máu do trĩ. VD: ENESOL (Psyllium Husk) đã được FDA Mỹ khuyên dùng hàng ngày để tránh táo bón.

-    Không để rặn nhiều khi đại tiện vì sẽ tạo một áp lực cao hơn lên các tĩnh mạch vùng trực tràng, sẽ làm trĩ nặng hơn hoặc gây trĩ.

-     Đi đại tiện ngay khi có cảm giác.

-    Tập thể dục: năng vận động, tránh ngồi lâu sẽ không bị bón và làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch. Tập thể dục cũng giúp bạn giảm cân và góp phần giảm nguy cơ bị trĩ.

-   Tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu: ngồi quá lâu, đặc biệt trong toilet, sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn, tạo điều kiện cho trĩ xuất hiện hoặc nặng lên.

  Tư vấn bệnh Trĩ miễn phí: 0906705500 - 0838208315 (Bs Thùy Linh) 

 

 

BS Thùy Linh

Hemorcu

Sản phẩm khuyên dùng

Hemorcu - Giảm sa búi trĩ

Công dụng: - Hỗ trợ làm tăng trương lực tĩnh mạch, củng cố sức bền thành mạch.
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các chứng trĩ gồm: Chảy máu, đau, viêm, sa búi trĩ.
Mô tả: Hemorcu là sản phẩm thảo dược cao cấp của New Zealand thành phần gồm: Cao hạt dẻ ngựa (Horse chestnust), Rutin của hoa hòe, Hesperidin và Vitamin C có tác dụng tăng trương lực tĩnh mạch, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ bao gồm: chảy máu, đau, viêm và sa búi trĩ. Khi dùng Hemorcu 3-7 ngày (3- 4viên/ngày) tình trạng chảy máu và đau do trĩ sẽ giảm bớt, sau đó dùng duy trì ngày 2-3viên liên tục trong 2 tháng tình trạng trĩ sẽ giảm rất nhiều.
Nên dùng thêm ENESOL (Psyllium Husk) 2-3gói/ngày như một thức uống bổ sung chất xơ và Vitamin hàng ngày để tránh táo bón và phòng ngừa trĩ tái phát.

[Xem chi tiết...]


Các bài khác:
BÁC SĨ THÙY LINH
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
090 670 5500

ĐẶT HÀNG - MUA HÀNG
(028) 6684 3862
(028) 38208315
(T2-T6: 8h-17h
T7: 8h-12h)
khuyến mãi mua hàng online
TÌM KIẾM
Tìm nâng cao  
WEB LIÊN KẾT